发布时间:2025-01-11 11:06:15 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp | |
Hoàn thiện khung pháp lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ |
Ông Phùng Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty CP Sài Gòn Rating nêu ý kiến tại tọa đàm |
Theo đánh giá của TS Tô Đình Tuân, Tổng biên tập báo Người Lao Động, thời gian qua, phát hành trái phiếu để huy động vốn đã trở thành kênh dẫn vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp trong bối cảnh tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng thu hẹp; các ngân hàng từng bước giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định.
Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, có thực trạng, nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất cao gấp đôi lãi suất tiền gửi để thu hút vốn. Doanh nghiệp huy động được vốn cho sản xuất, kinh doanh, đầu tư… nhưng lại tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư, cho thị trường.
Tại tọa đàm, các chuyên gia đều đánh giá thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam còn non trẻ, quy mô chưa lớn, chưa có nhiều kinh nghiệm so với nhiều quốc gia khác. Do vậy, chắc chắn sẽ có kẽ hở. Nhận diện được kẽ hở này sẽ góp phần giúp các cơ quan chức năng có chính sách điều chỉnh phù hợp để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch.
Ông Phùng Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty CP Sài Gòn Phát Thịnh Rating (Saigon Rating) đánh giá, những vấn đề mà thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải cũng là những vấn đề mà các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc đã trải qua từ 20-30 năm trước, khi thị trường còn sơ khai.
Từ thực trạng này, ông Minh cho rằng, để thị trường phát triển bền vững và minh bạch thì cần có sự sẵn sàng của 3 yếu tố là vai trò định hướng, quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước; sự minh bạch thông tin trong vai trò của tổ chức xếp hạng tín nhiệm và sự tuân thủ của các chủ thể trên thị trường.
Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Á đánh giá, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hiện nay quá dễ dàng. Doanh nghiệp phát hành không cần xin phép mà chỉ cần lập phương án, kêu gọi đầu tư. Trong khi phát hành đại chúng lại khó khăn hơn, nhiều khi phải thông qua Ủy ban Chứng khoán nhà nước, phải được phê duyệt phương án phát hành. Vì vậy, hầu hết doanh nghiệp bất động sản đều chọn phát hành riêng lẻ và chọn kênh phân phối tiếp theo để chuyển tiếp trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân…
GS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, cũng bày tỏ lo ngại về lượng trái phiếu “3 không” chiếm tới gần 30% trong tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp. “Ở nhiều quốc gia, việc không cần báo cáo tài chính, chứng minh tài sản là bình tường nhưng với thị trường non trẻ như Việt Nam thì điều này chưa phù hợp. Ngay cả việc xem xét số lượng phát hành trái phiếu của chúng ta cũng không đến nơi đến chốn, quy định vốn vay trên vốn chủ sở hữu cần phù hợp để bảo đảm khả năng trả nợ” – ông Thịnh nêu ý kiến.
Ông Phùng Xuân Minh cũng đặt vấn đề về việc cả nền kinh tế bị tê liệt trong thời điểm dịch bệnh, các dự án bị ngưng trệ, nhưng huy động vốn trái phiếu vẫn tăng rất mạnh. “Tiền huy động được đã đi đâu và dùng vào việc gì? Trong khi có hiện tượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu không sử dụng đúng mục đích. Đây là câu hỏi lớn cần tìm ra lời giải” – ông Minh nhấn mạnh.
Từ những sự việc xảy ra trên thị trường thời gian qua, TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiện tệ quốc gia kiến nghị Chính phủ cần sớm giải quyết xử lý những vụ việc sai phạm để củng cố niềm tin của nhà đầu tư, chủ thể phát hành, kể cả doanh nghiệp và thực hiện công khai minh bạch kết quả xử lý đó.
Về câu hỏi có nên siết thị trường trái phiếu doanh nghiệp để tránh những rủi ro xảy ra đối với nhà đầu tư cũng như thị trường tài chính nói chung, TS Lê Đạt Chí, Trường Đại học Kinh tế TPHCM khẳng định, với vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế, không thể “siết” thị trường trái phiếu doanh nghiệp chỉ vì một vài sự kiện cá thể. Vấn đề là phải nhìn thấy được rủi ro để điều chỉnh và kiện toàn hệ thống pháp luật.
Theo đó, các chuyên gia kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước cần củng cố hành lang pháp lý chặt chẽ hơn; tăng cường quản lý thị trường thứ cấp; tăng cường sự giám sát của cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân và phát triển thị trường dịch vụ xếp hạng tín nhiệm để giúp trái chủ đánh giá được rủi ro khi quyết định đầu tư…
相关文章
随便看看