当前位置:首页 > World Cup

【trực tiếp liverpool tối nay】Đề xuất hai phương án thí điểm phân cấp cho cấp huyện thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia

Bộ trưởng Bộ Tài chínhHồ Đức Phớc trình bày tờ trình của Chính phủ.

Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ năm,ĐềxuấthaiphươngánthíđiểmphâncấpchocấphuyệnthựchiệncácChươngtrìnhMụctiêuQuốtrực tiếp liverpool tối nay sáng 16/1 Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia.

Theo đó, Chính phủ đề xuất 8 cơ chế đặc thù gồm: 1) phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm; (2) điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tưvốn hằng năm của chương trình mục tiêu quốc gia; (3) ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự ánphát triển sản xuất; (4) sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động phát triển sản xuất;

Cơ chế thứ (5) quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; (6) ủy thác vốn tự cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàngchính sách xã hội; (7) cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; (8) giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hằng năm đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, Nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư một phần kinh phí, phần còn lại do Nhân dân đóng góp, có sự tham gia giám sát của nhân dân.

Về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, trên cơ sở chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội tại phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đề xuất 2 phương án về cơ chế thí điểm phân cấp.

Phương án 1: Chưa thực hiện cơ chế thí điểm ngay trong giai đoạn 2024-2025, chỉ quy định nội dung chính sách mang tính chất định hướng cho tổ chức thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2026-2030.

Cụ thể là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tiêu chí lựa chọn huyện thực hiện cơ chế thí điểm, trong đó ưu tiên huyện đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025; có nhiều điển hình cách làm hay trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; có kết quả đánh giá sự hài lòng của người dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện đạt trên 70%. Tổng số huyện được lựa chọn thí điểm không quá 50% số đơn vị cấp huyện tại địa phương.

Nội dung phân cấp: (1) Cấp tỉnh quyết định phân bổ, giao dự toán, kế hoạch vốn cho huyện thí điểm theo tổng số vốn thực hiện các chương trình (không phân biệt theo chương trình); (2) Cấp huyện quyết định phân bổ chi tiết đến từng chương trình, dự án thành phần, danh mục dự án đầu tư công.

Quy định cơ chế thí điểm như phương án 1 để làm cơ sở định hướng cho quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2026-2030 sẽ đảm bảo tính thận trọng; không làm xáo trộn các kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và hằng năm đã được Quốc hội quyết nghị, ông Phớc báo cáo.

Phương án 2: Thực hiện cơ chế thí điểm phân cấp ngay trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2024-2025 như dề xuất tại Tờ trình số 686/TTr-CP ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ.

Cụ thể: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn một huyện (1 huyện) thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp trong giai đoạn 2024-2025. Trong đó, phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp huyện được quyết định điều chỉnh phương án phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí thường xuyên giữa các Chương trình Mục tiêu Quốc gia trong kế hoạch, dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao; cơ cấu nguồn vốn giữa chi đầu tư, chi thường xuyên của các dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ để tập trung cho dự án thành phần khác của các Chương trình Mục tiêu Quốc gia.

Nguyên tắc thực hiện là việc điều chỉnh đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước hỗ trợ cho người dân.

Việc sử dụng từng loại nguồn vốn (chi đầu tư, chi thường xuyên) sau khi được điều chỉnh phải tuân thủ đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định có liên quan.

Theo Chính phủ, việc thực hiện thí điểm theo các đề xuất như tại phương án 2 sẽ làm phát sinh những bất cập như: (1) Địa phương phải mất thời gian xây dựng, ban hành một số quy định cụ thể, dự kiến sẽ làm chậm tiến độ thực hiện; (2) Có thể xảy ra tình trạng địa phương chỉ ưu tiên vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, không ưu tiên thực hiện các chính sách an sinh, hỗ trợ người dân; (3) Làm thay đổi cơ cấu vốn đã được Quốc hội quyết nghị.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 18/1/2024 cho đến khi có quy định mới, theo đề xuất của Chính phủ.

Ngay sáng nay Quốc hội thảo luận tại tổ và chiều cùng ngày thảo luận tại hội trường về nội dung trên.

分享到: