【ti le ca cuoc bong da】Rosatom thúc đẩy phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam
Tại sao Chính phủ Nga lựa chọn Rosatom?úcđẩypháttriểnđiệnhạtnhântạiViệti le ca cuoc bong da
Theo ông Nguyễn Cường Lâm, Phó Tổng giám đốc tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Chính phủ đã lựa chọn Nga là đối tác xây dựng Nhà máy ĐHN đầu tiên (Ninh Thuận 1) tại Việt Nam thông qua một hiệp định hợp tác được ký kết vào tháng 11/2011. Nga là nước có bề dày kinh nghiệm xây dựng và vận hành các nhà máy ĐHN và sở hữu các công nghệ lò phản ứng tiên tiến, đáp ứng các yêu cầu an toàn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Đơn vị được Chính phủ Nga lựa chọn là Tập đoàn Rosatom.
Sở dĩ chọn Rosatom là vì đây là Tập đoàn hàng đầu của Nga trong lĩnh vực ĐHN với 262.000 nhân viên hoạt động khắp thế giới; mỗi ngày dành 1 triệu EUR cho công tác nghiên cứu phát triển. Rosatom cũng đứng đầu thế giới về số lượng tổ máy ĐHN đang xây dựng tại nước ngoài; đứng thứ 2 thế giới về công suất lắp đặt trong các công ty ĐHN, cũng như trữ lượng uranium.
Ông Sergey Kirienko - Tổng giám đốc Rosatom - cho biết, Tập đoàn đã và đang xây dựng 21 lò phản ứng hạt nhân đồng thời cung cấp nhiên liệu cho 76 lò phản ứng ở 15 quốc gia khác nhau. Tập đoàn này cung cấp 40% dịch vụ làm giàu uranium và chiếm 36% thị trường dịch vụ làm giàu Uranium thế giới, 17% thị trường nhiên liệu hạt nhân trên thế giới.
Tại Nga, Rosatom cũng chuyên trách vận hành tất cả các nhà máy ĐHN Nga một cách tin cậy, an toàn với 33 tổ máy điện ở 10 nhà máy ĐHN trên khắp lãnh thổ, chiếm 17% sản lượng điện của Nga.
Rosatom đã và đang hỗ trợ đào tạo nhân lực ĐHN cho Việt Nam |
Những hoạt động thiết thực
Kể từ khi được lựa chọn là đơn vị tham gia xây dựng Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1, Rosatom đã và đang có nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ phát triển ĐHN tại Việt Nam như phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng về pháp quy và kỹ thuật, thông tin tuyên truyền, xây dựng Trung tâm KH&CN hạt nhân...
Cụ thể, Rosatom đã hỗ trợ xây dựng Trung tâm Thông tin Năng lượng Hạt nhân (ICONE) tại Đại học Bách Khoa (Hà Nội) với mục tiêu là tuyên truyền cho việc ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình tại Việt Nam, cũng như các thông tin liên quan đến ĐHN dành cho đối tượng học sinh, sinh viên và những người quan tâm. Kể từ khi đi vào hoạt động, từ tháng 12/2012 đến nay trung tâm đã đón tiếp hơn 45.000 lượt khách tham quan.
Từ năm 2010, Nga và Việt Nam đã cùng nhau triển khai các chương trình chung đào tạo chuyên gia làm việc trong lĩnh vực điện hạt nhân Việt Nam. Từ năm 2012 tới nay, có hơn 300 sinh viên đang học tập tại Đại học Tổng hợp Nghiên cứu Hạt nhân Nga MEPhI và các trường đại học khác của ROSATOM. Trong hơn 2 năm qua, hơn 170 kỹ sư xây dựng Việt Nam được thực tập trong môi trường chuyên nghiệp tại công trường xây dựng nhà máy ĐHN Rostov Nga. Đồng thời hơn 50 chuyên gia được đào tạo về an toàn hạt nhân và phân bổ nhân lực.
Bộ trưởng Bộ KH&CN tham quan một triển lãm do Rosatom tổ chức |
Giới thiệu về nhà máy ĐHN cho sinh viên Việt Nam |
ROSATOM cũng đã triển khai các cuộc thi vật lý và toán học ở Việt Nam để tăng cường sự yêu thích của các học sinh trong lĩnh vực hạt nhân. Những thí sinh chiến thắng sẽ có cơ hội học tập tại các trường đại học Nga. Trong năm 2014, hơn 1.300 học sinh đã tham gia vào cuộc thi Olympics. Khoảng 200 thí sinh đã thành công vượt qua thử thách, đạt hơn 200/300 điểm.
Đầu năm 2015, Rosatom và Bộ Khoa học & Công nghệ cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác hỗ trợ thông tin tuyên truyền đối với các dự án chung trong lĩnh vực công nghiệp ĐHN giai đoạn 2015 - 2020. Theo đó, đã phối hợp tổ chức hàng chục cuộc hội thảo, trưng bày chuyên đề về điện hạt nhân trên toàn quốc như Hội thảo “Phát triển điện hạt nhân và trách nhiệm an toàn của các bên liên quan”; "Sự chấp thuận của công chúng về công nghệ hạt nhân: chia sẻ kinh nghiệm từ châu Á"... nhằm tạo cơ hội cho các cơ quan quản lý nhà nước, nhà nghiên cứu, khoa học, nhân dân tìm hiểu nâng cao nhận thức cũng như phục vụ các công tác khác.
Tháng 8/2015, trong suốt cuộc họp đầu tiên của nhóm làm việc chung Nga - Việt về Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1, Công ty Liên hợp Atomstroyexport - NIAEP và EVN đã ký kết thỏa thuận khung triển khai giai đoạn đầu tiên xây dựng Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1.
Có thể nói với hàng loạt hoạt động được triển khai, cùng với những doanh nghiệp trong ngành năng lượng liên quan như Tập đoàn EVN, Công ty Mitshubishi (Nhật Bản), Rosatom đã và đang góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển ĐHN tại Việt Nam.