Sản lượng sản xuất tăng tháng thứ bảy liên tiếp
TheảnxuấtcủaViệtNamđạtkỷlụcmớmu vô địch ngoại hạng anh bao nhiêu lầno HSBC, tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng mới của các nhà sản xuất Việt Nam đã mạnh lên tháng thứ hai liên tiếp và là mức nhanh nhất trong lịch sử chỉ số. Nhu cầu khách hàng tăng lên và giá cả đầu ra hầu như ổn định được cho là đã góp phần làm số lượng đơn đặt hàng mới tăng lên. Lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài cũng tăng với tốc độ kỷ lục trong tháng.
Số lượng đơn đặt hàng mới cao hơn và năng suất được cải thiện đã làm tăng sản lượng của lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tháng thứ bảy liên tiếp. Tốc độ tăng trưởng mạnh lên và chỉ thấp hơn mức kỷ lục được ghi nhận vào tháng 4/2011.
Việc tăng số lượng đơn đặt hàng mới đã làm các công ty sản xuất phải tăng hoạt động mua hàng của họ trong tháng 4. Hơn nữa, hoạt động mua hàng hóa đầu vào đã tăng với tốc độ kỷ lục của lịch sử khảo sát.
Điều này đã góp phần vào mức tăng lần đầu của lượng tồn kho hàng mua kể từ tháng 10/2013, khi một số thành viên nhóm khảo sát cho biết đã tăng hàng tồn kho để đáp ứng kỳ vọng lượng đơn đặt hàng mới sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới.
Trong khi đó, các nhà sản xuất cũng tuyển thêm nhân sự trong tháng sau khi giảm nhẹ lượng việc làm trong tháng 3. Việc tăng số lượng đơn đặt hàng mới góp phần làm tăng lượng công việc tồn đọng, từ đó kết thúc thời kỳ giảm kéo dài năm tháng.
Sản xuất vẫn là điểm sáng của nền kinh tế
Theo báo cáo triển vọng kinh tế số tháng 4 của HSBC, lĩnh vực sản xuất sẽ là điểm sáng chính yếu đối với nền kinh tế Việt Nam, cho dù các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP) cũng như Hiệp định Thương mại Tự do EU vẫn còn đang trong quá trình thương thảo.
Các mức thuế suất đối với một số mặt hàng trọng yếu của Việt Nam như may mặc và dệt sẽ giảm ở một số thị trường quan trọng như Mỹ và Khối Liên minh châu Âu nếu như các cuộc đàm phán này diễn ra thành công.
Tuy nhiên, để chiếm được ưu thế, Việt Nam cần phải cải tạo cơ sở hạ tầng, giảm thiểu các biện pháp hành chính phức tạp, tổ chức lại chuỗi cung ứng cho các ngành như gạo, dệt may và tăng sản lượng sản xuất năng lượng bằng cách tự do hóa giá cả. “Giải quyết những vấn đề này sẽ giúp Việt Nam thay đổi năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong tương lai”, chuyên gia phân tích của HSBC nhấn mạnh.
Cũng theo chuyên gia phân tích của HSBC, điều này sẽ đến chỉ khi Việt Nam có thể thay thế các mặt hàng xuất khẩu thô, chất lượng thấp và những mặt hàng sản xuất có giá trị gia tăng thấp bằng những sản phẩm chế biến và có chất lượng cao.
Lạm phát sẽ dưới mức Quốc hội đề ra cho cả năm
Triển vọng sản xuất tươi sáng, nhưng theo phân tích của HSBC, cả tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam đều dưới mức 6% trong năm 2014. Nguyên nhân do tốc độ phục hồi chậm chạp sẽ níu chân tăng trưởng trong cả hai năm 2014 và 2015
Trong đó về lạm phát, HSBC cho rằng, ngay cả khi hoạt động trong nước phục hồi nhờ vào các biện pháp như giảm lãi suất huy động và lãi suất trên thị trường mở OMO để kích thích tăng trưởng cho vay, lạm phát toàn phần cũng chỉ tăng rất nhẹ từ nay đến hết năm.
Đồng thời, ngay cả với giả định chi phí dịch vụ xã hội và giá điện lực sẽ tăng thêm trong tháng 8 và tháng 9, theo HSBC, lạm phát năm nay cũng sẽ dừng lại ở mức 5,6% so với năm ngoái, thấp hơn mức 7% như Quốc hội đã đề ra.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều lý do để giúp chúng ta lạc quan về triển vọng phát triển trung hạn của Việt Nam, HSBC cho biết. Điều này có được nhờ vào tính hiệu quả trong một số lĩnh vục cần được cải thiện, như giá cả đang dần được tự do hoá để khuyến khích sản xuất và giảm thiểu những tổn thất ở một vài lĩnh vực như điện lực. Các dự án đầu tư công cộng phù phiếm sẽ được thay thế bằng những dự án có mục tiêu rõ ràng hơn.
“Trong ngắn hạn, chúng tôi kỳ vọng lĩnh vực sản xuất sẽ phát triển nhờ vào sự hỗ trợ của nhu cầu nước ngoài được cải thiện và hoạt động đầu tư ngày càng tăng”, chuyên gia HSBC cho biết./.
Hoàng Lâm