Ảnh: Bloomberg Số vốn tháo chạy khỏi thị trường mới nổi năm 2015 cao hơn 7 lần so với con số của năm 2014. China là nền kinh tế chịu ‘tổn thất” nhiều nhất với 676 tỷ USD đã bị rút ra khỏi thị trường này. IIF cũng đưa ra dự báo rằng các nhà đầu tư có thể sẽ rút 348 tỷ USD khỏi các quốc gia đang phát triển trong năm 2016. Cổ phiếu của các thị trường mới nổi hiện cũng đang được giao dịch ở những mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009 và chỉ số của 20 đồng tiền cũng sụt giảm xuống mức thấp kỷ lục. Với sự lao dốc của giá cả hàng hóa cơ bản cùng với những lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong vòng 25 năm,ỷUSDvốntháochạykhỏicácthịtrườngmớinổlich bong da la liga các nhà đầu tư đang ồ ạt tháo chạy khỏi các loại tài sản ở các thị trường từ Trung Quốc đến Nga và Brazil. Theo ước tính, 31 thị trường mới nổi mất tổng cộng 2 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường kể từ đầu năm 2016. Ibra Wane, chuyên gia chứng khoán của Amundi Asset Management, cho biết dòng vốn ồ ạt chảy ra khỏi các thị trường mới nổi có xu hướng chảy vào khu vực đồng tiền chung Châu Âu và Nhật Bản. Wane cho rằng sự dịch chuyển dòng chảy vốn cũng là một trong những kết quả của thay đổi chính sách tiền tệ. Sự điều chỉnh lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập niên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào tháng 12 cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự trồi sụt của những đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi. Các quốc gia với thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, nợ ngoại hối cao và khung chính sách vĩ mô có vấn đề sẽ đối mặt với áp lực nặng nề, báo cáo của IIF cho biết. Các quốc gia có nguy cơ cao bao gồm Brazil, Nam Phi và Turkey./. Mai Linh (Theo Bloomberg) |