【kèo bóng đá u19 châu âu】Kết nối giao thông vì sự thịnh vượng của Tiểu vùng Mekong
Đây là khuôn khổ hợp tác do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) bảo trợ và có 6 nước thành viên tham gia gồm: Việt Nam,ếtnốigiaothôngvìsựthịnhvượngcủaTiểuvùkèo bóng đá u19 châu âu Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar. Trong đó, kết nối giao thông vận tải (GTVT) là ưu tiên hàng đầu trong Chương trình GMS.
Kết nối giao thông GMS tương đối bảo đảm
Theo Bộ GTVT, nội dung chiến lược vận tải thời gian tới khuyến nghị mở rộng phạm vi của chương trình hạ tầng phần cứng - kết nối giao thông trong GMS bao gồm cả đường bộ và đường sắt. Về hạ tầng cứng, trên cơ sở kết nối hạ tầng đường bộ về cơ bản đã hoàn thành ở các nước (ngoại trừ Myanmar vừa được gỡ bỏ cấm vận), khung chiến lược khuyến nghị các nước GMS cần tăng cường tập trung phát triển vận tải đa phương thức, chú trọng kết hợp vận tải đường sắt; cải thiện an toàn đường bộ; đảm bảo các đánh giá về biến đổi khí hậu được lồng ghép vào các dự án phát triển giao thông. Về đường sắt, các nước; thống nhất ưu tiên nghiên cứu xác định lại các tuyến đường sắt nối giữa các nước; những khác biệt về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khai thác vận hành và kết cấu hạ tầng; xác định ga đường sắt biên giới giữa các nước, thành lập Hiệp hội Đường sắt GMS.
Đặc biệt, các nước thành viên GMS cam kết triển khai có hiệu quả Hiệp định tạo thuận lợi cho vận chuyển người và hàng hóa qua biên giới các nước GMS (Hiệp định GMS-CBTA), chú trọng áp dụng các chính sách tạo thông thoáng vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới các nước, qua đó thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế. Biến hạ tầng được các nước phối hợp xây dựng thành các hành lang kinh tế, đem lại giao lưu hàng hóa, người và phương tiện qua lại các nước thành viên, tạo công ăn việc làm, phát triển du lịch và thương mại, tạo sự gắn kết về lợi ích và hòa bình trong khu vực.
Cũng theo Bộ GTVT, trong khuôn khổ hợp tác này, Việt Nam với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, trong đó có ADB và bằng nội lực, đã và đang hoàn thành hàng loạt các kết nối hành lang đối ngoại quan trọng.
Với Trung Quốc, ta đã hợp tác đưa vào sử dụng hoàn chỉnh cao tốc Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (từ tháng 12/2015). Trước năm 2020, chúng ta sẽ hoàn chỉnh và đưa vào khai thác cao tốc Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và tiếp theo là cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái - Bằng Tường. Trong đó, đoạn Hải Phòng - Hạ Long sẽ hoàn thành trong quý II/2018, đoạn Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái do UBND tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư đang nỗ lực thu xếp vốn.
Với Lào, chúng ta có hành lang Đông – Tây xuất phát từ cảng Đà Nẵng - Đông Hà theo quốc lộ (QL) 1 - Lao Bảo theo QL9 - QL9 của Lào - Thái Lan - cảng Dawei của Myanmar (đoạn trên lãnh thổ Myanmar đang trong quá trình xây dựng) có chiều dài khoảng 1.450km. Đây là tuyến hành lang quan trọng, rút ngắn cự ly vận chuyển bằng đường bộ từ Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương và ngược lại, di chuyển chỉ mất 3 ngày bằng đường bộ. Trong khi đó, nếu hàng hóa phải đi bằng đường biển qua eo biển Malacca sẽ phải qua 6.000 km trong 10 ngày.
Hành lang Đông - Tây thứ 2 chạy qua QL217 đang được ADB hỗ trợ chuẩn bị hoàn thành. Sắp tới, trên cơ sở hướng tuyến Đông - Tây đang được khai thác nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Việt Nam và Lào đã nghiên cứu và đưa ra sáng kiến tuyến hành lang từ Myanmar đi Thái Lan tới Lào (qua cầu Hữu nghị số 5 giữa Lào, Thái Lan) và chạy theo đoạn Pặc San - Thanh Thủy - Vinh về cảng Vũng Áng. Đây là một nhánh trong cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn, một cao tốc chiến lược được Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào quyết tâm xây dựng.
Với Campuchia, hành lang phía Nam và hành lang ven biển phía Nam đã được ADB hỗ trợ xây dựng. Đối với tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Phnompenh dài 180km, Việt Nam và
Campuchia vừa ký kết thúc đẩy đầu tư xây dựng. Từ TP Hồ Chí Minh kết nối với cảng Cái Mép - Thị Vải và từ Phnompenh sẽ kết nối tiếp sang Thái Lan và hành lang phía Nam. Như vậy, hạ tầng giao thông kết nối giữa các nước GMS đã tương đối đảm bảo.
Tập trung đẩy mạnh hạ tầng giao thông chất lượng cao
Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác GMS mở rộng lần thứ 6 và Hội nghị Cấp cao khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam (CLV) lần thứ 10 mới được tổ chức tại Hà Nội, vấn đề phát triển hạ tầng giao thông và tài chính cho hạ tầng giao thông được nhiều nước trong khu vực và các tổ chức, định chế tài chính quan tâm. Việt Nam, với những thành tựu trong phát triển hạ tầng giao thông giai đoạn vừa qua đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói riêng, khu vực nói chung.
Mặc dù vậy, theo Bộ trưởng Bộ GTVT Việt Nam Nguyễn Văn Thể, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam đa số quy mô vẫn còn nhỏ bé, chưa đồng bộ và chưa tạo được sự kết nối liên hoàn; khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông và an toàn giao thông còn hạn chế. So với một số nước tiên tiến trong khu vực, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Hiện toàn quốc mới có 765 km đường bộ cao tốc đã hoàn thành và đi vào khai thác. Hệ thống đường sắt chủ yếu khổ 1m rất lạc hậu và có thị phần vận tải rất thấp (không quá 2%). Về hàng không, toàn quốc có 21 sân bay đang được khai thác, trong đó có 8 sân bay quốc tế; tuy nhiên phần lớn các sân bay có quy mô còn hạn chế, chưa sân bay nào đạt tiêu chuẩn đầu mối khu vực.
Vì vậy, mục tiêu đặt ra là tiếp tục hoàn thiện xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc. Theo đó, từ nay đến 2020, sẽ hoàn thành thi công 654 km/khoảng 1.300 Km đường cao tốc Bắc – Nam theo hình thức đối tác công - tư, trong đó Nhà nước tham gia đóng góp khoảng 40% tổng mức đầu tư; nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1435 mm trên trục Bắc – Nam; hoàn thiện hệ thống đường bộ, đường sắt Việt Nam đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN, Tiểu vùng Mekong mở rộng và đường sắt xuyên Á; hệ thống cảng biển đáp ứng tốt nhu cầu thông quan về hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa; nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành có vai trò và quy mô ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực...
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023 toàn ngành ước tính khoảng 1.015.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 48 tỷ USD. Để thực hiện mục tiêu trên, những nhóm giải pháp chính được đưa ra là nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, phát huy tính đồng bộ kết nối của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; tạo bước chuyển biến rõ rệt trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư giữa các lĩnh vực giao thông; tập trung vốn cho các công trình có tính lan tỏa, tạo sự kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa các công trình trong cùng hệ thống, tại các vùng kinh tế trọng điểm, các cửa ngõ quốc tế...
Trí Dũng
(责任编辑:Thể thao)
- ·Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
- ·Việt Nam, Thailand hold defence policy dialogue
- ·Australian university helps VN digitise information on fallen soldiers
- ·Let people judge the performance of parliament’s deputies: NASC
- ·Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Top legislator meets Lao NA Vice President
- ·Việt Nam’s top legislator meets with Thai PM
- ·State audit could face lawsuits: draft law
- ·Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- ·NA Chairwoman meets Australian Prime Minister
- ·Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không
- ·PM hails OFID
- ·Steering committee reviews anti
- ·State audit could face lawsuits: draft law
- ·Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- ·Life of service
- ·Prime Minister receives ASEAN Secretary General
- ·Australian university helps VN digitise information on fallen soldiers
- ·Long An sees positive socio
- ·NASC discusses decree on customs procedures