设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【xep hang nhat ban】Nhà nước không can thiệp chính sách tiền lương của doanh nghiệp 正文

【xep hang nhat ban】Nhà nước không can thiệp chính sách tiền lương của doanh nghiệp

来源:Empire777 编辑:Cúp C2 时间:2025-01-12 13:29:40

Bùi Thu Hằng

Đại biểu Bùi Thu Hằng (Hoà Bình).

>> Đại biểu Vũ Tiến Lộc: Chủ doanh nghiệp và người lao động cùng trên một thuyền

Hợp đồng lao động bảo vệ tốt hơn cho người lao động

Cụ thể,ànướckhôngcanthiệpchínhsáchtiềnlươngcủadoanhnghiệxep hang nhat ban đối với người lao động, lần đầu tiên mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Bộ luật Lao động đối với người làm việc không có quan hệ lao động. Dự thảo bộ luật quy định nguyên tắc về chính sách nhằm bảo đảm quyền của các tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong đối thoại, thương lượng, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Chế định về hợp đồng lao động đã quy định theo hướng bảo vệ tốt hơn đối với người lao động, quy định cụ thể hơn về cơ chế nhằm bảo vệ tốt hơn cho lao động chưa thành niên, bảo đảm bình đẳng giới tốt hơn. Quy định mở rộng phạm vi áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp.

Đặc biệt, dự thảo bổ sung quy định cụ thể hơn về các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm nhằm bảo đảm quyền lợi lâu dài cho người lao động; điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình nhằm chuẩn bị, ứng phó với quá trình già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Đối với người sử dụng lao động, dự thảo lần đầu tiên luật hóa vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác.

Dự thảo cũng mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động; người sử dụng lao động được quyền ký kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn đối với lao động cao tuổi và lao động là người nước ngoài.

Theo dự thảo, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp mà được thực hiện trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa các bên; doanh nghiệp chủ động trong xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động. Quy định đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp được nâng lên 1 năm một lần. Quy định linh hoạt về đăng ký nội quy lao động bằng việc có thể phân cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện. Đồng thời, quy định về giải quyết tranh chấp lao động tạo thuận lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động tiết kiệm được thời gian, kinh phí.

Nhiều đại biểu ủng hộ tăng tuổi nghỉ hưu

Thảo luận tại Quốc hội, các đại biểu đã góp ý về nhiều vấn đề như khung thỏa thuận làm thêm giờ tối đa; giờ làm việc bình thường; tuổi nghỉ hưu; bổ sung ngày nghỉ lễ; về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho rằng việc giảm giờ làm việc chưa thực sự phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay, nhất là khi năng suất lao động của nước ta còn chưa cao so với nhiều nước trong khu vực. Vì vậy, đại biểu đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành làm việc không quá 48 giờ/1 tuần.

Tương tự với phương án giờ làm thêm, đại biểu ủng hộ phương án Chính phủ trình là không khống chế thời gian làm thêm giờ theo tháng và nâng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ lên 400 giờ cho một số ngành nghề có tính đặc thù trong năm, phần nào đáp ứng nhu cầu làm thêm giờ của đa số người lao động, đồng thời giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tính thời vụ.

Cũng ủng hộ phương án nâng khung thỏa thuận làm thêm giờ tối đa 400 giờ/1 năm trong một số ngành nghề theo đề xuất của Chính phủ, song đại biểu Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh) cho rằng, nên giảm giờ làm chính thức từ 48 giờ xuống 44 giờ để phù hợp xu thế tiến bộ, thúc đẩy tăng năng suất lao động, duy trì được sức khoẻ và tái tạo sức lao động.

Góp ý về tiền lương, đại biểu Bùi Thu Hằng (Hoà Bình) ủng hộ quy định theo hướng hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào quan hệ của các bên trong thị trường lao động, tạo điều kiện để doanh nghiệp có quyền chủ động trong xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đại biểu cũng đề nghị cần có lộ trình và bước đi phù hợp, tránh gây khó khăn, lúng túng cho doanh nghiệp cũng như bất lợi cho người lao động.

Về tuổi nghỉ hưu, nhiều đại biểu ủng hộ phương án điều chỉnh tăng tuổi về hưu trong điều kiện bình thường là nam nghỉ hưu ở tuổi 62 và nữ nghỉ hưu ở tuổi 60. Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đối với nam là 3 tháng/1 năm và nữ là 4 tháng/ 1 năm.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị khi giao Chính phủ quy định chi tiết cần cân nhắc đến các yếu tố như: đối tượng, lĩnh vực, ngành nghề, tình hình việc làm, sức khoẻ của người lao động, tránh có sự tác động tiêu cực quá mức đến đối tượng lao động.

Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (Hưng Yên) cho rằng, đối với các lao động trí thức, lao động ở khu vực văn phòng, việc kéo dài tuổi nghỉ hưu có thể khả thi vì họ vẫn còn đủ sức khoẻ, có kinh nghiệm, độ chín nghề nghiệp để làm việc.

Tuy nhiên, một số bộ phận lao động có mức tiền lương thấp, điều kiện sống chưa đảm bảo, nhất là ở các ngành như dệt may, da giày, chế biến thuỷ hải sản… thường có sự suy giảm sớm về sức khoẻ và năng lực lao động. Việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ không đảm bảo an toàn lao động cho họ. Do đó, đại biểu đề nghị điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần có tầm nhìn dài hạn và có lộ trình phù hợp với tính chất, loại hình lao động, đặc thù của mỗi ngành nghề, lĩnh vực./.

H.Y

热门文章

1.1766s , 7231.5390625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【xep hang nhat ban】Nhà nước không can thiệp chính sách tiền lương của doanh nghiệp,Empire777  

sitemap

Top