【lịch thi đấu vđqg thổ nhĩ kỳ】Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế
Tìm hướng đi bền vững cho sản phẩm tái chế Bao bì sản phẩm xuất khẩu cần hướng tới khả năng tái chế cao Doanh nghiệp xuất khẩu nhựa quan tâm chuyển đổi công nghệ tái chế |
Dây chuyền tái chế chai nhựa của Duy Tân Recycling. Ảnh: TL |
Trách nhiệm và thị trường
Đối với mặt hàng xuất khẩu “tỷ đô” của Việt Nam là dệt may, từ tháng 3/2022, Liên minh châu Âu (EU) đã đề ra Chiến lược của ngành dệt may tuần hoàn và bền vững nhằm đảm bảo đến năm 2030, các sản phẩm dệt may đưa vào thị trường EU “có tuổi thọ lâu dài, có thể tái chế và phần lớn được làm từ sợi tái chế”. Vì thế, hàng loạt chính sách được EU ban hành.
Không chỉ hàng dệt may, nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng, điện tử… cũng phải áp dụng các tiêu chuẩn tái chế của EU với yêu cầu phải sử dụng vật liệu tái chế trong bao bì sản phẩm, giảm thiểu rác thải và đảm bảo rằng các sản phẩm sau khi hết vòng đời có thể tái chế một cách hiệu quả.
Cùng với EU, nhiều thị trường lớn cũng đã và đang bắt đầu đưa ra những yêu cầu tương tự cũng như có những biện pháp để kiểm soát hàng hoá nghiêm ngặt hơn.
Đáp ứng các yêu cầu trên, nhiều doanh nghiệp đã chủ động áp dụng các tiêu chuẩn tái chế trong quy trình sản xuất.
Theo ông Văng Viên Thông, Giám đốc điều hành của thương hiệu thời trang từ vật liệu tái chế REPEET, Công ty đang nỗ lực hành động góp phần giảm phát thải carbon, giảm rác thải nhựa xả ra môi trường và tối ưu việc tiêu thụ nước trong sản xuất dệt may.
Thay vì sử dụng polyester có nguồn gốc từ dầu mỏ, REPEET sản xuất các sản phẩm thời trang bền vững từ sợi polyester tái chế có nguồn gốc tại Việt Nam.
Công ty đã xây dựng chuỗi cung ứng từ khâu thu gom, phân loại, tái chế, sản xuất xơ, sợi, dệt vải đến các sản phẩm thời trang, góp phần giảm thiểu 57% phát thải carbon và tiết kiệm 70% lượng nước tiêu thụ.
Ông Thông nhấn mạnh, việc sử dụng 10 tấn vải REPEET là đã góp phần tái chế gần 1,45 triệu chai nhựa PET, giảm lượng khí thải carbon ra môi trường tương đương một chiếc ô tô chạy 57.000 km, đồng thời tiết kiệm 70.000 lít nước.
Với chiến lược này, ông Văng Viên Thông tin tưởng sẽ chinh phục không chỉ thị trường nội địa mà còn mở rộng ra các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu – nơi mà chất lượng sản phẩm và các tiêu chí bền vững, thân thiện môi trường luôn được đặt lên hàng đầu.
Tại Masan High-Tech Materials (MHT), lãnh đạo doanh nghiệp này cũng cho biết, MHT áp dụng mô hình 3Rs “Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế” vào mọi hoạt động sản xuất và vận hành, cải tiến để hướng tới mục tiêu giảm thiểu lượng rác thải và tối ưu hóa tài nguyên.
MHT thực hiện phân loại rác thải trong quá trình hoạt động để tái chế thành các dòng sản phẩm mới với tỉ lệ tái chế đạt hơn 30% trên tổng khối lượng rác thải phát sinh.
Hiện MHT tiến hành thí nghiệm đánh giá việc khai thác hiệu quả nguồn cung Vonfram thứ cấp trong tương lai, đồng thời hợp tác vào các dự án nghiên cứu tại Brazil để tái chế quặng đuôi chứa Vonfram hàm lượng thấp và dòng thải của công nghiệp sản xuất xi măng và các ngành công nghiệp khác.
Lãnh đạo MHT cho hay, trong bối cảnh Trung Quốc hạn chế xuất khẩu khoáng sản quan trọng, nhiều đối tác phương Tây buộc phải tìm nguồn cung mới, mở ra cơ hội lớn cho các nhà sản xuất Vonfram ngoài Trung Quốc.
Nhất là khi nhu cầu về Vonfram đang gia tăng mạnh mẽ nhờ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh toàn cầu, đặc biệt trong sản xuất tuabin gió, pin xe điện và tấm pin mặt trời.
Tại HEINEKEN Việt Nam, bà Trần Ngọc Ánh, Giám đốc Ngoại vụ cấp cao cho biết, với bao bì, Công ty tái sử dụng đến 97% chai thủy tinh và 99% két nhựa; đồng thời hợp tác với các nhà cung cấp, nhà tái chế cho các dự án từ “Lon nhôm ra Lon nhôm”. Bà Ánh nhấn mạnh, thời gian tới sẽ tiếp tục cải tiến trong khâu bao bì, tăng cường sử dụng vật liệu tái chế và tăng cường thu hồi tái sử dụng.
Rào cản chi phí và nhận thức
Tuy nhiên, việc áp dụng các tiêu chuẩn tái chế trong sản xuất còn nhiều khó khăn, nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bởi một trong những lý do chính là chi phí đầu tư ban đầu cho việc thay đổi công nghệ sản xuất cũng như xây dựng các hệ thống quản lý chất thải và tái chế đạt chuẩn quốc tế cao. Bên cạnh đó, vấn đề nhận thức cũng là một thách thức lớn.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự hiểu rõ về lợi ích lâu dài của việc áp dụng các tiêu chuẩn tái chế.
Ngoài ra, đại diện HEINEKEN Việt Nam còn nêu lên thách thức về thiếu hạ tầng tái chế cũng như thị trường các sản phẩm tái chế. Chẳng hạn, Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất tấm nhôm cuộn từ nhôm tái chế, nên hầu hết tấm nhôm cuộn có thành phần nhôm tái chế vẫn đang được nhập từ nước ngoài để sản xuất lon nhôm trong nước.
Đồng thời, đây là công tác nằm trong chuỗi giá trị nên phải có sự phối hợp từ đối tác cùng nâng cao nhận thức về phát triển bền vững.
Do đó, các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng cần các chính sách và ưu đãi khuyến khích để đầu tư vào tái tạo và phát triển bền vững.
Trong đó, các cơ quan quản lý cần thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ sản xuất xanh và công nghệ tái chế vào quy trình sản xuất của doanh nghiệp cũng như cung cấp các thông tin đầy đủ về các tiêu chuẩn môi trường và yêu cầu của các thị trường quốc tế.
Về phía doanh nghiệp, sự chủ động tìm hiểu để chuyển đổi và mạnh dạn đầu tư là rất cần thiết, nhưng cùng với đó cần tìm phương án liên kết, chuyển giao giữa các doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa để đồng hành triển khai, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển bền vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.
下一篇:Google Photos tròn 1 tuổi, 24 tỉ ảnh “tự sướng”
相关文章:
- Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong ở Gia Lai
- Hà Nội chỉ ra hàng loạt thiếu sót từ lát đá vỉa hè
- Khu bảo tồn ở Nghệ An bí mật đặt bẫy ảnh, hàng loạt động vật quý hiếm lộ diện
- Thành lập thành phố Phúc Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc
- “Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về dự báo bão
- Kiên quyết cắt giảm kinh phí nếu chưa phân bổ
- Ninh Bình: Đặt mục tiêu năm 2030 thu hút 13,3 triệu lượt khách du lịch
- Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- Phát hiện bạn thân 20 năm là chị em cùng cha khác mẹ nhờ xét nghiệm ADN
相关推荐:
- Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- Thu ngân sách chịu tác động không thuận của nền kinh tế
- TP Hồ Chí Minh: Cháy lớn xưởng gỗ ở thành phố Thủ Đức
- Hàng chục xe tải chở đầy hàng hóa ra miền Bắc cứu trợ đồng bào
- Thời tiết hôm nay 03/1: Miền Trung mưa rào, miền Bắc trời rét
- Con mặc bộ quần áo mới rồi mất tích, bố mẹ nhọc nhằn tìm kiếm suốt 34 năm
- Cô gái Long An lấy chồng hơn 13 tuổi: Cứ giận lại đổi cách xưng hô
- Ngân hàng CSXH huy động được 600 tỷ đồng TPCP
- 8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- Học viện Hành chính quốc gia dừng đào tạo bậc đại học từ 2018
- Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
- Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
- Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
- Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động