搜索

【lich thi đau c1】Đến năm 2025 không còn chi bằng tiền mặt tại kho bạc

发表于 2025-01-10 16:00:39 来源:Empire777
Đến năm 2025 không còn chi bằng tiền mặt tại kho bạc

Số thu, chi bằng tiền mặt đều giảm mạnh

Theo báo cáo từ Kho bạc Nhà nước (KBNN), năm 2023 là năm thứ 2 thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Theo đó, KBNN đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, từ việc tổ chức thực hiện đến cơ chế chính sách; xây dựng đề án TTKDTM với mục đích chung để giảm thu - chi tiền mặt qua KBNN.

Đồng thời, toàn hệ thống đã nỗ lực hiện đại hóa phương thức thu, chi NSNN; tăng cường trao đổi, phối hợp, kết nối với các đơn vị liên quan, thúc đẩy các kênh thanh toán điện tử nhằm gia tăng tiện ích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, người dân như tiếp tục thực hiện kết nối liên thông giữa các hệ thống, chương trình với cơ quan thuế, hải quan, Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia (IPBS) và các hệ thống thanh toán của các ngân hàng thương mại.

Nộp ngân sách trung ương 6.815 tỷ đồng

Trong năm 2023, KBNN đã chủ động, tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức điều hành ngân quỹ nhà nước (NQNN) tập trung, thống nhất, chặt chẽ trong toàn hệ thống, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu chi của NSNN và các đơn vị có giao dịch với KBNN…

Bên cạnh đó, KBNN tiếp tục tổ chức triển khai các nghiệp vụ sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi theo quy định; tăng cường gắn kết giữa quản lý NQNN với quản lý NSNN và quản lý nợ công, tiết kiệm chi phí vay nợ cho NSNN. Trong năm 2023, thông qua hoạt động quản lý NQNN, KBNN đã nộp vào ngân sách trung ương 6.815 tỷ đồng.

Với các giải pháp đã thực hiện, trong năm 2023 số thu chi NSNN bằng tiền mặt tại hệ thống KBNN tiếp tục giảm. Cụ thể, số thu NSNN bằng tiền mặt chỉ còn chiếm khoảng 0,069% so với tổng thu NSNN, giảm 0,091% so với năm 2022; số chi NSNN bằng tiền mặt chiếm khoảng 0,097% so với tổng chi NSNN, giảm 0,263% so với năm 2022.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Quang, theo quy định hiện nay, vẫn có những khoản được phép chi tiền mặt qua KBNN như: Thanh toán cá nhân của các đơn vị hưởng lương ngân sách chưa có điều kiện để chuyển khoản được tại các vùng sâu vùng xa; một số khoản chi bằng tiền mặt (chi trả nợ, chi đền bù giải phóng mặt bằng); chi về nghiệp vụ mật của khối an ninh quốc phòng.

Hơn nữa, theo quy định, mua sắm hàng hoá dịch vụ dưới 5 triệu đồng được phép thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN. Ngoài ra, với những khoản chi mua sắm hàng hoá ở mức dưới 100 triệu đồng cũng có thể được rút tiền mặt tại kho bạc. Từ 100 triệu đồng trở lên mới thực hiện rút tiền mặt tại ngân hàng. Do đó, trên thực tế, vẫn còn những khoản chi bằng tiền mặt qua KBNN dù chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Cũng theo ông Quang, KBNN xây dựng kế hoạch đến năm 2025 không còn chi bằng tiền mặt và hạn chế tới mức thấp nhất việc thu tiền mặt. Do đó, với những mức đã giảm đáng kể như vậy, mục tiêu của hệ thống KBNN là đến năm 2025 không còn chi tiền mặt sẽ thành hiện thực. Còn về thu tiền mặt, KBNN chỉ hướng tới mục tiêu là giảm ở mức thấp nhất, vì theo quy định của Luật Quản lý thuế, người nộp thuế, phí, lệ phí có quyền chọn phương thức nộp bằng tiền mặt hay chuyển khoản tại các điểm thu.

Thông tin thêm về việc TTKDTM tại KBNN thời gian tới, bà Trần Thị Huệ - Phó Tổng Giám đốc KBNN cho biết, KBNN sẽ tiếp tục mở rộng các kênh thanh toán phối hợp thu với ngân hàng thương mại; mở rộng các tài khoản chuyên thu, đẩy mạnh các kênh thu nộp điện tử qua các kênh trung gian than toán.

Bên cạnh đó, KBNN tiếp tục mở rộng phạm vi địa bàn bắt buộc phải thanh toán qua kênh chuyển khoản bằng cách phối hợp với Ngân hàng Nhà nước khảo sát các địa bàn, những nơi có thể thực hiện tốt việc trả lương qua tài khoản, nhất là ở những vùng sâu vùng xa.

Lấy khách hàng làm trọng tâm phục vụ

Một nhiệm vụ trọng tâm nữa được KBNN thực hiện thành công trong năm 2023 chính là việc triển khai chương trình ứng dụng thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, viễn thông.

Ông Trần Mạnh Hà - Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi, KBNN cho biết, từ tháng 4/2023, KBNN triển khai trong toàn hệ thống nghiệp vụ này sau khi triển khai thí điểm thành công tại KBNN Hà Nội và KBNN TP. Hồ Chí Minh.

Tính đến hết tháng 12/2023, có tổng cộng 39.388 đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS) đã ủy quyền để KBNN thực hiện thanh toán số tiền hơn 1.459 tỷ đồng cho dịch vụ điện, nước và 176 tỷ đồng cho dịch vụ viễn thông trên toàn quốc. Sau khi ủy quyền cho KBNN, ĐVSDNS không cần lập hồ sơ thanh toán qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Đến năm 2025 không còn chi bằng tiền mặt tại kho bạc
Kho bạc Nhà nước tiến tới chi không dùng tiền mặt vào năm 2025. Ảnh minh họa

“Các hóa đơn của ĐVSDNS sẽ được KBNN tự động thanh toán ngay sau khi nhận được thông tin từ nhà cung cấp dịch vụ, qua đó đã giảm đáng kể số lượng hồ sơ giao dịch. Theo ước tính của KBNN, mỗi tháng đã giảm được tổng số 90.684 hồ sơ, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí hoạt động” - ông Hà nhấn mạnh.

Đồng thời ông Hà cũng cho biết thêm, do ngày thanh toán được ấn định trước nên việc triển khai chương trình đã góp phần tăng hiệu quả cho công tác dự báo ngân quỹ. Các nhà cung cấp phối hợp với KBNN cũng được hưởng lợi từ chương trình và chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện do dòng tiền được lưu thông nhanh chóng.

Cho biết thêm về nghiệp vụ này, bà Trần Thị Huệ cho biết, thời gian tới, KBNN sẽ tiếp tục phối hợp với các nhà cung cấp, ĐVSDNS để phát triển và mở rộng việc uỷ quyền thanh toán. Đồng thời sẽ có lộ trình để dần phủ sóng tới khắp các ĐVSDNS.

Kho bạc Nhà nước thu, chi hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước

Thông tin về công tác thu, chi ngân sách qua KBNN, bà Trần Thị Huệ - Phó Tổng giám đốc KBNN cho biết, trong năm 2023, KBNN đã chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu trên địa bàn để tập trung nhanh, hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu cho các cấp ngân sách.

Đồng thời, KBNN đã mở rộng công tác phối hợp thu NSNN và thanh toán song phương điện tử với các ngân hàng thương mại (NHTM), góp phần tập trung nhanh nguồn thu NSNN, hỗ trợ người nộp thuế và hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong hoạt động giao dịch với KBNN. Đến nay, KBNN đã hợp tác trong tổ chức phối hợp thu NSNN và thanh toán song phương điện tử với 20 hệ thống NHTM với số lượng tài khoản của các đơn vị KBNN tại các NHTM là 3.309 tài khoản.

Về kiểm soát chi NSNN, trong năm 2023, KBNN đã thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và quy định tiếp nhận đúng thành phần, số lượng hồ sơ được quy định gửi KBNN; chấp hành đúng quy định về phương thức gửi, thời gian xử lý hồ sơ, không được yêu cầu khách hàng giao dịch bổ sung, hoàn thiện hồ sơ quá 1 lần; hiện đại hóa phương thức kiểm soát chi thông qua các chương trình ứng dụng. Đến nay, 100% các đơn vị sử dụng ngân sách đã tham gia giao dịch trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của kho bạc, trừ khối an ninh quốc phòng, chiếm 99,5% hồ sơ kiểm soát chi NSN.

Tính đến ngày 31/12/2023, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát vốn chi thường xuyên đạt 1.003.334 tỷ đồng, bằng 84,7% dự toán chi năm 2023 của NSNN qua KBNN (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng). Đồng thời kiểm soát, thanh toán 568.135,9 tỷ đồng vốn đầu tư công, bằng 85,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao kiểm soát chi qua KBNN (kế hoạch là 663.275,1 tỷ đồng).

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【lich thi đau c1】Đến năm 2025 không còn chi bằng tiền mặt tại kho bạc,Empire777   sitemap

回顶部