【ket qua bong da c1 chau au】Từ hôm nay, xử phạt nghiêm hành vi gian lận trong kinh doanh vàng
Hôm nay,ừhômnayxửphạtnghiêmhànhvigianlậntrongkinhdoanhvàket qua bong da c1 chau au Thông tư 22/2013 của Bộ KH&CN về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức mỹ nghệ chính thức có hiệu lực.
Mức phạt có thể lên tới 100 triệu đồng
Theo quy định tại Thông tư 22, vàng trang sức, mỹ nghệ phải phù hợp và đúng với tiêu chuẩn về chất lượng và đo lường. Sản phẩm phải có đóng mã ký hiệu, hàm lượng vàng trên từng sản phẩm mới được lưu thông trên thị trường.
Vàng 24k phải đảm bảo hàm lượng vàng không được thấp hơn 99,9%
Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Thông tư cũng quy định vàng nữ trang phải được bán đúng tuổi gần như là 100%. Theo đó vàng 18k theo đúng quy chuẩn thì hàm lượng vàng không được thấp hơn 75%, đối với vàng 24k thì hàm lượng vàng không được thấp hơn 99,9%. Mức sai số cho phép cũng chỉ từ 0,1-0,3%.
Việc xử phạt vi phạm về chất lượng, đo lường và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Đo lường. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm hành chính sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tùy theo từng hành vi sẽ có mức phạt cụ thể được quy định như:
Về việc sử dụng phương tiện đo quy định tại Điều 10: Mức tối thiểu là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng, mức phạt tối đa là 100.000.000 đồng, tùy theo hành vi vi phạm cụ thể.
Về chất lượng quy định tại Điều 17, Điều 20: Mức phạt tối thiểu là 2.000.000 đồng, mức tối đa đến 05 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm, tùy theo hành vi vi phạm cụ thể.
Doanh nghiệp vi phạm hành chính nếu đã xử phạt một lần mà không khắc phục vi phạm sẽ bị cưỡng chế thi hành hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vàng nữ trang sản xuất trước 1/6 vẫn được lưu hành
Trước băn khoăn lo ngại về việc xử lý ra sao số vàng trang sức, mỹ nghệ sản xuất trước 1/6 đang tồn tại trong dân và lưu hành trên thị trường, lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH-CN) khẳng đinh: Không có quy nào phân biệt vàng sản xuất trước 1/6 hay sau 1/6. Chỉ có quy định là vàng trang sức mỹ nghệ lưu thông trên thị trường phải đáp ứng quy định theo Thông tư 22 kể từ ngày 1/6.
Vàng sản xuất trước 1/6 vẫn được lưu hành trên thị trường
Mục tiêu Thông tư 22 là bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo công khai minh bạch về việc đo lường và chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ. Do đó, từ ngày 01/6/2014, các sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường phải tuân thủ các quy định tại Thông tư 22 như công bố tiêu chuẩn áp dụng, ghi nhãn, đóng mã ký hiệu, hàm lượng vàng.
Dư luận cũng đặt vấn đề, để sản xuất vàng theo đúng tiêu chuẩn chất lượng, đo lường như Thông tư 22 đề ra, rất có thể DN sẽ tăng giá bán khi giá thành cao hơn, vậy người tiêu dùng có còn được lợi?
Theo ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, người tiêu dùng phải có quyền được mua vàng trang sức có đúng hàm lượng vàng, khối lượng vàng như nhà sản xuất đã công bố. Người tiêu dùng không thể bị móc túi khi mua vàng có hàm lượng vàng thực tế ít hơn hàm lượng vàng đã công bố.
Câu chuyện nhà sản xuất công bố vàng là 18K (tương đương là 75%) nhưng thực tế mua về kiểm tra lại chỉ có 16K (tương đương 66,6%), không thể cứ mãi duy trì. Đây là hành vi gian lận tuổi vàng.
“Quyền lựa chọn mua loại vàng nào tôi cho rằng đây là quyền của người tiêu dùng. Cùng một loại vàng trang sức mỹ nghệ có hàm lượng vàng như nhau nhưng cũng có thể có giá khác nhau vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: thiết kế của sản phẩm vàng, mẫu mã của sản phẩm vàng trang sức, độ tinh xảo, giá trị thương hiệu của sản phẩm vàng…”, ông Vinh nói.
Hoàng Vũ
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/098c297786.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。