VHO- Do cuộc đàm phán với các công ty truyền thông không hiệu quả,àFacebooksẽphảitrảtiềnđểđăngtảitintứket qua giai ngoai hang trung quoc thêm vào đó do đang đứng trước đại dịch Covid-19 diễn ra rộng rãi và phức tạp, chính quyền Australia đã ra quyết định tuyên bố hai hãng công nghệ khổng lồ Google và Facebook sẽ phải trả tiền cho các cơ quan truyền thông báo chí để được đăng tải tin tức của họ.
Thông báo này đã được công bố vào ngày 20.4 bởi trang web của ABC Corporation, hãng truyền thông của Mỹ.
Không tuân thủ sẽ bị phạt
Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng và cạnh tranh Australia (ACCC) đã xây dựng một bộ quy tắc cụ thể yêu cầu Google, Facebook và một số các công ty khác phải có trách nhiệm trả phí cho các hãng tin nếu sử dụng nội dung tin tức của họ. Bộ quy tắc này góp phần giải quyết sự mất cân bằng giữa các nền tảng kỹ thuật số và các cơ quan truyền thông báo chí, cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và hỗ trợ khả năng phục hồi ngành truyền thông của Australia trong thời đại kỹ thuật số.
Quyết định này của Chính phủ Australia là một phản hồi tích cực đối với báo cáo của ACCC được công bố vào tháng 12 năm ngoái. Trong báo cáo của ACCC cho rằng, các nền tảng kỹ thuật số của Google và Facebook đã trở thành “đối tác không thể tránh khỏi đối với các công ty truyền thông và tài nguyên tin tức của Australia”, điều này mang lại lợi thế cho Google và Facebook dẫn đến sự mất cân bằng trong thị trường dịch vụ truyền thông. Để giải quyết sự mất cân bằng này, Chính phủ Australia đã ủy quyền cho ACCC phát triển một bộ luật ràng buộc, điều chỉnh lại các mối quan hệ thương mại giữa các nền tảng kỹ thuật số và cơ quan truyền thông báo chí. Dự kiến tài liệu dự thảo sẽ được công bố vào cuối tháng 7 và hoàn thiện sớm nhất có thể.
Các công ty được yêu cầu phải nghiêm túc tuân thủ theo lệnh của chính quyền Australia. Những quy định này cũng sẽ liên quan đến các vấn đề trao đổi dữ liệu, xếp hạng tin tức và chia sẻ doanh thu. Nếu công ty nào không tuân thủ chấp hành theo quy định được đề ra bởi chính quyền Australia sẽ bị phạt tiền.
Vi phạm luật cạnh tranh?
Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng và cạnh tranh Australia đã điều tra sơ bộ về Google và Facebook vào cuối tháng 12 năm ngoái. Họ tuyên bố rằng các công ty này có sức mạnh thị trường khá đáng kể vì đã điều chỉnh các người dùng tiếp cận với tin tức, quảng cáo trực tuyến và vi phạm luật cạnh tranh. Một số cáo buộc cũng đã được đưa ra đối với Google và Facebook vì đã vi phạm luật bảo vệ người dùng bởi hành vi không thông báo cho người tiêu dùng về việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân.
Thời điểm ban đầu, người ta cho rằng việc các công ty áp dụng quy định trả phí thông tin là đều trên tinh thần tự nguyện. Nhưng trong tình hình lây lan đại dịch Covid-19, đã có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến với thu nhập của các cơ quan báo chí truyền thông, điều này buộc phải dẫn đến quyết định của chính quyền Australia. Ngoài ra, bên phía đại diện của ACCC cho rằng các ông lớn ngành công nghệ thông tin có khả năng sẽ không tự nguyện đồng ý việc trả phí thông tin như vậy. Nhưng hãy nhớ rằng Bộ trưởng Tài chính của Australia, ông Josh Frydenberg đã từng tuyên bố rằng, các cơ quan báo chí truyền thông nên nhận được thù lao xứng đáng với những gì họ đã làm.
Trước đây, Cơ quan chống độc quyền của Pháp đã bắt buộc Google phải đàm phán với các cơ quan báo chí truyền thông về việc trả phí đăng tải các mẩu tin của ấn phẩm. Sau khi luật bản quyền mới có hiệu lực tại Pháp vào tháng 3.2019, Google cũng đáp trả lại rằng nếu người tạo nội dung không cho phép sử dụng miễn phí mẩu tin và bài viết của họ, Google sẽ xóa nội dung đó khỏi công cụ tìm kiếm.
Đại diện của Google và Facebook cho đến nay đã kiềm chế không bình luận về vấn đề này, nhưng chắc hẳn họ sẽ có những ý kiến trái chiều đối với quyết định của Chính quyền Australia. Điều đáng chú ý ở đấy đó là yêu cầu trả phí thông tin cho các cơ quan báo chí đối với Google và Facebook không phải lần đầu tiên. Đầu tháng 4 năm nay, Cơ quan chống độc quyền của Pháp cũng đã gửi yêu cầu cho Google về việc trả phí cho các cơ quan truyền thông báo chí khi đăng tải tin của họ.
Ngày nay, mạng xã hội tiếp cận hàng tỉ người dùng trên toàn thế giới. Và điều này khiến thông tin cá nhân của người dùng mạng xã hội đang ngày càng trở thành chủ đề được quan tâm từ các doanh nghiệp lớn và các dịch vụ.
BÌNH PHƯƠNG