【kết quả trận brighton】Báo chí – kênh kết nối giữa Thương vụ và doanh nghiệp

 人参与 | 时间:2025-01-10 00:13:12

Đó là chia sẻ của bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán thương mại Việt Nam tại Singapore với phóng viên Báo Công Thương nhân kỷ niệm 96 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2021).

Báo chí – kênh kết nối giữa Thương vụ và doanh nghiệp
TS. Trần Thu Quỳnh – Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Singapore

Báo chí được xem là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thưa bà, từ góc Thương vụ, bà đánh giá thế nào về vai trò của báo chí với doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập hiện nay?

Trong suốt gần 100 năm qua, báo chí đã luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, chủ động cung cấp thông tin, góp phần giúp các doanh nghiệp thực hiện sứ mệnh cao cả của mình là “xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao phó.

Đối với những cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư công nghiệp ở nước ngoài, báo chí đóng vai trò thiết yếu cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết định hướng chiến lược kinh doanh và đưa ra các quyết định tiếp cận thị trường chính xác. Ở chiều ngược lại, báo chí cũng là phương tiện “gián tiếp” để Thương vụ có thể “đối thoại” cùng doanh nghiệp, từ đó nắm bắt nhu cầu và phản ánh của doanh nghiệp.

Hiện nay, báo chí đã có nhiều bước chuyển mình mạnh mẽ, với sự đa dạng và sâu rộng các nội dung truyền tải và phương tiện truyền thông mới. Với những nỗ lực sáng tạo trong từng bài báo, đã giúp chúng tôi thuận lợi gửi đến các doanh nghiệp về những thông tin, xu hướng mới của thị trường, tập quán kinh doanh và thị hiếu tiêu dùng của nước ngoài, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, thời cơ thâm nhập thị trường, các điều chỉnh chính sách của đối tác và chính phủ nước ngoài…

Không những thế, các nhà báo còn tích cực phối hợp cùng chúng tôi và doanh nghiệp xây dựng “chiến lược phát triển thị trường nước ngoài” bằng cách chia sẻ các kinh nghiệm thành công; xác định các nhóm mặt hàng tiềm năng; cách thức tận dụng quota, ưu đãi thuế, nguyên tắc xuất xứ...

Đặc biệt, nhờ khả năng tiếp cận thông tin rộng lớn và sự thông hiểu vấn đề cần truyền tải, nhiều vấn đề, nguyên nhân có thể đã bị bỏ qua ngoài tầm quan sát của những người trong cuộc chúng tôi, nhưng nhờ sự nhạy bén nghề nghiệp, các nhà báo đã rất dễ dàng chỉ ra và làm nổi bật và đưa thông tin lan tỏa.

Các sản phẩm của Việt Nam (bánh tráng, cà phê, nước mắm, gia vị…) được nhà hàng Việt Nam Red Sparrow chế biến các suất ăn miễn phí, ủng hộ các y bác sĩ trên tuyến đầu phòng dịch của Singapore

Các sản phẩm của Việt Nam (bánh tráng, cà phê, nước mắm, gia vị…) được nhà hàng Việt Nam Red Sparrow (Singapore) chế biến các suất ăn miễn phí, ủng hộ các y bác sĩ trên tuyến đầu phòng dịch của Singapore. Đây là 1 trong những hoạt động của Thương vụ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam kết nối với doanh nghiệp nước sở tại. Báo chí đã góp phần lan tỏa thông tin tới nhiều doanh nghiệp, người dân

Hiện nay, hội nhập ngày càng sâu rộng, cơ hội thị trường mở ra cho doanh nghiệp ngày mỗi lớn, tuy nhiên thách thức, khó khăn cũng sẽ nhiều hơn. Điều này đòi hỏi báo chí đẩy mạnh cung cấp thông tin về đầu tư, xúc tiến thương mại, thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp, đặc biệt là các thỏa thuận về thương mại trong các hiệp định thương mại tự do. Bà nghĩ sao về vấn đề này?

Cùng với những nỗ lực của ngành Công Thương để mở rộng thị trường nước ngoài thông qua đàm phán tham gia các khu vực mậu dịch tự do, báo chí đã hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hiểu biết về kết quả của các cuộc đàm phán, quy trình, cách thức tận dụng khai thác các cơ hội thương mại.

Quan trọng hơn nữa, các nhà báo đã giúp thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm đóng góp ý kiến ​​vào các cuộc đàm phán, chia sẻ các nguyện vọng, các khó khăn, các vấn đề gặp phải khi thực thi quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, và hàng rào kỹ thuật đối với thương mại… để giúp chúng tôi quyết định chính xác khi ngồi đàm phán. Sự tham gia của báo chí cũng đã góp phần nâng cao hiểu biết và sự đồng thuận của xã hội và doanh nghiệp đối với các thỏa thuận quốc tế.

Bên cạnh đó, các nhà báo cũng làm rất tốt chức năng “vận động”, giúp khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam dũng cảm tham gia vào sân chơi quốc tế, thu hút nguồn ngoại tệ quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội trong nước.

Đặc biệt, đã có nhiều bài phóng sự, bản tin còn giúp khơi dậy những năng lượng tích cực, tạo niềm tin và nuôi dưỡng khát vọng của các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra biển lớn.

Từ góc độ kết nối công nghệ, thu hút đầu tư, báo chí cũng giúp Thương vụ cảnh tỉnh, sáng suốt lựa chọn những nhà đầu tư có trách nhiệm xã hội, có công nghệ và kỹ thuật tiên tiến để giới thiệu về trong nước. Thông tin của báo chí về tiềm năng, cơ hội, nhu cầu và quy hoạch ưu tiên phát triển của các tỉnh, thành, địa phương chính là nguồn tài liệu quan trọng để chúng tôi thực hiện nghiệp vụ theo đúng các định hướng trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ và các địa phương,

Để cùng doanh nghiệp Việt Nam đi ra biển lớn, sự sát cánh của báo chí là chìa khóa quan trọng, đảm bảo thành công trong công tác kết nối của chúng tôi.

Trong bối cảnh hiện nay, việc thông tin, tuyên truyền không chỉ dừng lại ở các kênh truyền thống, phiên bản điện tử mà đã và đang mở rộng thông tin sang trang mạng xã hội. Để làm tốt công tác tuyên truyền, theo bà, các phóng viên, biên tập viên đòi hỏi có những yếu tố nào?

Để làm tốt công tác tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới dù ở trên kênh nào, cũng như giới thiệu tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, theo tôi, bản thân phóng viên, biên tập viên cần phải trau dồi kiến thức trong nước và quốc tế, có ngoại ngữ tốt và nhạy cảm chính trị. Đặc biệt, cần có kỹ năng xử lý thông tin khéo léo, để có thể sáng tạo ra những tác phẩm báo chí có chất lượng, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

顶: 13踩: 9973