【bong da hom nay viet nam】Lợi nhuận ngân hàng tăng trưởng khả quan
Những màn bứt phá ngoạn mục
Theợinhuậnngânhàngtăngtrưởngkhảbong da hom nay viet namo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đến cuối tháng 6/2018, tổng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân tăng khoảng 8% so với cuối năm 2017 (cùng kỳ năm 2017 tăng 6,8%). Trong khi đó, tín dụng chỉ tăng khoảng 6,5% so với cuối năm 2017 (cùng kỳ tăng 8,7%). Tín dụng tăng chậm lại đã phản ánh sự thận trọng từ phía NHNN đối với cung tiền và cho vay mới do lạm phát đang tăng tốc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Công ty chứng khoán HSC, triển vọng lợi nhuận 6 tháng đầu năm của hầu hết các ngân hàng vẫn rất khả quan với dự báo lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 8%-150% so với cùng kỳ năm trước.
Trên thực tế thì đến hiện tại, Ngân hàng Quân đội (MB) đã công bố lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2018 đạt 3.800 tỷ đồng, tăng trưởng 51% so với lợi nhuận trước thuế hợp nhất cùng kỳ năm trước. Được biết, bên cạnh lĩnh vực kinh doanh truyền thống, MB đang phát triển mạnh các mảng kinh doanh tiềm năng khác như bán bảo hiểm hay tài chính tiêu dùng và tiến nhanh sang mảng ngân hàng đầu tư với sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp có tài sản đảm bảo G-Bond. Trong 6 tháng đầu năm, hoạt động bán bảo hiểm của MB vượt lên dẫn đầu thị trường về doanh thu phát triển mới.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng vừa công bố lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2018 đạt 94 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. SCB cũng đang dịch chuyển về hướng tăng thu dịch vụ, nhờ đó mảng này đã đóng góp 319 tỷ đồng vào doanh thu thuần 6 tháng của ngân hàng, tăng trưởng 65% so với cùng kỳ năm 2017. Trước đó, VCB cũng công bố kết quả kinh doanh sơ bộ với lợi nhuận trước thuế đạt 7.722 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ và hoàn thành trên 55% kế hoạch cả năm.
Trong khi đó, ngân hàng VIB công bố lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 1.151 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2017. Theo đó, doanh thu ròng của VIB trong nửa đầu năm nay đạt 2.701 tỷ đồng, tăng 56%, trong khi chi phí hoạt động chỉ ở mức 1.316 tỷ đồng, tăng 16%. Mặt khác, với chất lượng tín dụng liên tục được cải thiện, chi phí dự phòng được duy trì ở mức thấp là 234 tỷ đồng. Theo công bố của VIB, đóng góp quan trọng nhất vào sự tăng trưởng quy mô và lợi nhuận của VIB là hoạt động ngân hàng bán lẻ với doanh thu tăng 100% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô dư nợ cho vay cá nhân của VIB đang ở nhóm cao nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần. VIB tiếp tục ở vị trí số 1 toàn ngành về giải ngân mới cho vay ô tô trong 6 tháng đầu năm nay với trên 30% thị phần. Bên cạnh đó, VIB còn đứng đầu thị trường về tốc độ tăng trưởng cho vay mua nhà cá nhân với tỷ lệ tăng trưởng là 78%. Mô hình kinh doanh bảo hiểm chuyên biệt cũng đã giúp VIB tăng doanh số bán mới bảo hiểm 151% so với cùng kỳ năm trước và là một trong 3 ngân hàng có thị phần bán bảo hiểm nhân thọ cao nhất thị trường.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cũng công bố đạt 1.024 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm, tăng 212% so với cùng kỳ năm trước và vượt 12% kế hoạch 6 tháng đầu năm 2018. Kết quả này cũng còn có phần đóng góp tích cực của tăng thu nhập từ dịch vụ, đạt 242 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2017. Thu nhập từ hoạt động bảo hiểm cũng có mức tăng trưởng rất khả quan, đóng góp đáng kể vào thu nhập của ngân hàng. Trong khi đó, công bố từ Ngân hàng Nam Á cũng cho hay, ngân hàng đã hoàn thành được trên 97% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm chỉ sau nửa năm hoạt động.
Giá cổ phiếu về mức hấp dẫn Sau giai đoạn điều chỉnh mạnh hơn ba tháng vừa qua, mức định giá tương đối của các ngân hàng niêm yết đã hấp dẫn hơn so với thời điểm đầu năm. Cụ thể, P/B (tỷ lệ giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách) bình quân các ngân hàng đã niêm yết hiện là 1,77 lần so với mức đỉnh 2,8 lần trong một vài tháng trước. Ngoài ra, theo thống kê của Công ty Chứng khoán Rồng Việt, tỷ lệ vốn hóa so với thu nhập hoạt động trước dự phòng của các ngân hàng ACB, Vietinbank, MB và Vietcombank đã giảm đáng kể so với tỷ lệ bình quân 3 năm. Đáng chú ý, tại Vietcombank, tỷ lệ này thậm chí còn thấp hơn ngưỡng thấp nhất. Điều này cho thấy cổ phiếu Vietcombank đang được giao dịch ở mức định giá hấp dẫn nếu xem xét đến khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà băng này trong năm 2018. Tuy vậy, lợi nhuận năm 2018 của Vietcombank có một phần lớn được đóng góp từ hoạt động thoái vốn và không nằm ngoài kỳ vọng của thị trường. Ngược lại, nếu xem xét ở chỉ tiêu này thì BIDV và Vietinbank đang được giao dịch ở vùng giá tương đối hợp lý. |
Bớt phụ thuộc vào tín dụng
Những con số kể trên đã cho thấy một tín hiệu khả quan cho mùa công bố kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng. Theo phân tích của Công ty Chứng khoán HSC, việc tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm nay thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái không ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng, do yếu tố này đã nằm trong giả định trước đó và các ngân hàng đang hưởng lợi từ tỷ lệ NIM (tỷ lệ thu nhập lãi thuần) tăng nhờ lãi suất nhìn chung tăng. Đặc biệt, các dòng thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng cũng rất tốt nhờ lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối trong môi trường biến động tỷ giá, phí dịch vụ tăng và thị trường chứng khoán khởi sắc trong quý I cũng như việc bán 1 phần danh mục trái phiếu Chính phủ để hiện thực hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn có đóng góp từ gia tăng nguồn thu thanh lý các tài sản đảm bảo ngoại bảng đã được trích lập đầy đủ và xóa nợ, riêng Vietcombank còn ghi nhận lợi nhuận không thường xuyên từ chuyển nhượng cổ phần tại các ngân hàng khác. Các ngân hàng như VPBank, Techcombank còn ghi nhận đóng góp từ các thương vụ đại lý bảo hiểm. Mảng tài chính tiêu dùng cũng được mở rộng với sự gia nhập của những tên tuổi mới như MB. Đặc biệt, chi phí dự phòng cũng giảm đáng kể khi nhiều ngân hàng đã hoàn thành trích lập dự phòng trái phiếu VAMC và nợ xấu tồn đọng.
Tuy nhiên, các chuyên gia của HSC cũng lưu ý, một số ngân hàng có hệ số CAR thấp như BIDV và Vietinbank phải cẩn thận đối với việc mở rộng cho vay. Trong khi đó các ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động sản cao như Techcombank sẽ phải giảm bớt tốc độ mở rộng của phân khúc cho vay này khi mà tỷ trọng cho vay bất động sản của Techcombank đã tăng kể từ đầu năm nay. Một trở ngại khác đối với các ngân hàng là quy định giảm tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống 40% tối đa vào cuối năm nay. Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn này, các ngân hàng vẫn đang hoạt động rất tốt. Điều này thể hiện qua chất lượng tài sản và công tác quản lý rủi ro tín dụng đã được cải thiện đáng kể. Nhờ vậy chi phí dự phòng giảm và tỷ lệ nợ xấu ổn định và ở mức thấp. Cơ cấu lợi nhuận của các ngân hàng cũng linh hoạt hơn nhờ đóng góp từ các dòng thu nhập ngoài lãi cao hơn và phí dịch vụ ngân hàng tăng. Cùng với đó là đóng góp từ các dòng thu nhập mới như hoa hồng bảo hiểm và tài chính tiêu dùng (ở các ngân hàng cỡ trung).
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/096a297584.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。