游客发表

【tài xỉu 1 3/4】Đề xuất 5 chính sách đặc thù cho nhiều dự án giao thông đường bộ

发帖时间:2025-01-10 00:27:55

Đề xuất 5 chính sách đặc thù cho nhiều dự án giao thông đường bộ
Dự kiến sẽ cho phép nâng tỷ lệ vốn nhà nước lên 70% trong các dự án PPP. Ảnh: TL

Giao địa phương làm chủ đầu tư dự án quốc lộ, cao tốc

Báo cáo trước Quốc hội chiều 27/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết Chính phủ trình Quốc hội dự thảo nghị quyết với 5 nhóm chính sách, trong mỗi chính sách có danh mục thí điểm kèm theo.

Cụ thể, chính sách 1 về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP, theo đó đối với các dự án giao thông đường bộ, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án. Chính sách này áp dụng cho 1 dự án (quy định hiện hành là tối đa 50%).

Chính sách 2 về thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua các địa phương. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao UBND cấp tỉnh có khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua địa phương mình.

Dự án PPP khó khăn chủ yếu ở cơ chế bảo vệ nhà đầu tư

Theo Ủy ban Kinh tế, các dự án giao thông đường bộ thường có chi phí thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tổng mức đầu tư rất lớn, dẫn đến khó khăn trong việc thu hút nguồn vốn tư nhân tham gia đầu tư. Do đó, cơ quan thẩm tra cơ bản nhất trí với đề xuất tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP với dự án đề xuất thí điểm.

Bên cạnh đó, thực tế triển khai thời gian qua cho thấy các dự án giao thông PPP gặp khó khăn nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế, chính sách của Nhà nước thiếu ổn định nhưng chưa có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư một cách thỏa đáng... dẫn đến các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư quan ngại việc đầu tư các dự án giao thông PPP. Do đó, Ủy ban Kinh tế cho rằng đề xuất của Chính phủ về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP sẽ chưa xử lý triệt để được những khó khăn, vướng mắc hiện nay và đề nghị Chính phủ cần có giải pháp đồng bộ để bảo đảm hiệu quả của chính sách đề xuất.

Chính sách 3 về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao một UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương và sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ vốn đầu tư cho địa phương khác để đầu tư thực hiện dự án.

Chính sách 4 về cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Theo đó, nhà đầu tư, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án hạ tầng giao thông đường bộ.

Chính sách 5 về cơ chế đặc thù áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022.

Đối với các dự án ngoài danh mục ban hành theo nghị quyết thí điểm, khi có nhu cầu do các địa phương tiếp tục kiến nghị, trường hợp đáp ứng nguyên tắc, tiêu chí của nghị quyết, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét, quyết định trong thời gian giữa hai kỳ họp.

Đánh giá đầy đủ hơn tác động đến thu, chi ngân sách

Tại báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày, Ủy ban Kinh tế cho biết nhiều ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành nghị quyết. Tuy nhiên, đề nghị cần bổ sung đánh giá kỹ lưỡng, đầy đủ, cụ thể hơn về tác động của các chính sách, làm rõ hơn đối với tác động đến thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) và nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách.

Đối với các chính sách cụ thể Chính phủ đề xuất, Ủy ban Kinh tế cơ bản tán thành để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thi công của một số dự án giao thông.

Bên cạnh đó, Ủy ban Kinh tế lưu ý về danh mục các dự án đề xuất áp dụng thí điểm kèm theo dự thảo nghị quyết. Theo cơ quan thẩm tra, danh mục dự án cần có địa chỉ, thời gian, giới hạn cụ thể. Việc không đề xuất danh mục dự án cụ thể có thể dẫn tới cùng một dự án giao thông đường bộ chịu sự điều chỉnh của đồng thời hai hệ thống pháp luật tồn tại song song, dẫn đến mâu thuẫn, chồng khéo, khó khăn trong việc áp dụng pháp luật.

“Ủy ban Kinh tế nhận thấy nhiều dự án tại danh mục dự án thí điểm chưa đáp ứng điều kiện về thủ tục đầu tư và chưa phù hợp với Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025” - Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho hay.

Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm, để bảo đảm các dự án được lựa chọn phải thực sự cần thiết, cấp bách và phù hợp với quy định pháp luật, tránh thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả.

Sẽ đề xuất sửa Luật PPP

Trình bày thêm trong phiên họp tổ tại Quốc hội chiều 27/10, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho hay việc Chính phủ trình Quốc hội cho phép nâng tỷ lệ vốn nhà nước lên 70% trong dự án đầu tư hợp tác đối tác công - tư (PPP) là rất cần thiết. Mặc dù việc này chưa thực sự tháo gỡ được các vướng mắc, tăng cường được thu hút đầu tư PPP, nhưng theo lãnh đạo ngành Giao thông vận tải, nếu chờ sửa Luật PPP thì sẽ mất thời gian. Trong khi đó, chúng ta đang rất cần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng gắn với đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng và liên kết vùng.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, kinh nghiệm quốc tế là không khống chế tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia, mức này có thể lên đến 80% hoặc với dự án hiệu quả cao thì Nhà nước có thể chỉ cần bỏ vốn 20%, rất linh hoạt.

Một vấn đề quan trọng nữa là tách dự án giải phóng mặt bằng thành dự án riêng. Khi cân nhắc tham gia dự án PPP, hai vấn đề nhà đầu tư quan tâm là hiệu quả và tiến độ giao mặt bằng. Các dự án ở quốc tế đều tách phần mặt bằng, khi giao dự án là 100% mặt bằng có sẵn, điều này ta chưa làm được.

Tiến độ chung của dự án sân bay Long Thành vẫn được đảm bảo

Chiều 27/10, tại phiên họp tổ của Quốc hội chiều 27/10, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã làm rõ thêm thông tin về đề xuất điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Tại phiên họp, đại biểu Tạ Thị Yên bày tỏ băn khoăn khi dự án phải tới kéo dài 3 năm thì có ảnh hưởng tiến độ chung của cả dự án không. “Tôi rất chia sẻ với Chính phủ khi triển khai dự án rơi vào thời điểm xảy ra đại dịch Covid-19 nhưng để chậm trễ đến 3 năm quả là một điều rất đáng báo động” - đại biểu Tạ Thị Yên nói.

Nếu được Quốc hội thông qua chủ trương cho kéo dài thời gian thực hiện dự án, đại biểu đề nghị cần phải có giải pháp quyết liệt để hoàn thành dự án theo đúng thời gian quy định.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết dự án giải phóng mặt bằng tuy chậm nhưng tiến độ chung cả dự án đang kiểm soát được. “Theo đánh giá cá nhân tôi, dự án tổng thể cảng hàng không quốc tế Long Thành nếu có chậm cũng không quá 1 năm, vì toàn bộ diện tích xây dựng giai đoạn 1 hơn 2.500 ha đã được bàn giao đầy đủ” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Chia sẻ thêm, lãnh đạo ngành giao thông cho biết vấn đề chính về tiến độ là dự án nhà ga, thì vừa qua đã lựa chọn được nhà thầu. Dự kiến, nhà ga sẽ hoàn thành chậm nhất năm 2026. Do đó, có thể yên tâm là việc kéo dài thời gian giải ngân cho dự án giải phóng mặt bằng không ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án sân bay Long Thành./.

    热门排行

    友情链接