【tỷ số youngboy】Dịch vụ công trực tuyến Kho bạc Nhà nước: Hoạt động thông suốt, bảo đảm an toàn
Đến hết tháng 10, có 48.267 đơn vị đã tham gia dịch vụ công trực tuyến của KBNN. Ảnh: S.T |
Mỗi ngày có hơn 16 nghìn hồ sơ giao dịch qua dịch vụ công trực tuyến kho bạc | |
Kho bạc Nhà nước Sơn La: 195 đơn vị đã chuyển tiền qua dịch vụ công trực tuyến | |
Kho bạc Nhà nước Hưng Yên: 100% đơn vị giao dịch sử dụng dịch vụ công trực tuyến | |
Dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc đang phát huy hiệu quả |
Kết quả bước đầu tốt đẹp
Theo thống kê mới nhất của KBNN, tính đến hết tháng 10/2019, đã có 48.267 đơn vị tham gia dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) với 123.006 tài khoản sử dụng đang hoạt động. Trong đó, đã có hơn 95,5 nghìn tài khoản thực hiện giao dịch qua hệ thống DVCTT với hơn 16 nghìn hồ sơ phát sinh trung bình hàng ngày. Ngày cao điểm có thể lên tới hơn 29 nghìn hồ sơ. Cũng theo KBNN, tính đến ngày 31/10/2019, đã có 21.737 đơn vị đăng ký sử dụng DVCTT, đạt 73% kế hoạch (kế hoạch năm 2019 là 29.646 đơn vị).
Hiện nay, tại nhiều KBNN tỉnh, thành phố, hệ thống DVCTT đã hoạt động thông suốt, bảo đảm an toàn, quy định chi tiết cho từng dịch vụ, dễ dàng cho các đơn vị tham gia sử dụng. Đơn cử như tại KBNN Sơn La, tính đến ngày 31/10, trên địa bàn tỉnh có 251/260 đơn vị sử dụng ngân sách kết nối thành công với DVCTT của Kho bạc, hoàn thành được 97% kế hoạch. Trong đó, có tới 195 đơn vị thực hiện chuyển tiền qua DVCTT. Theo ông Nguyễn Thế Chất, Giám đốc KBNN Sơn La, 3% hiện chưa tham gia DVCTT hầu hết là những đơn vị có thay đổi bộ máy (giải thể, sáp nhập) nên chờ kiện toàn chức danh chủ tài khoản, do vậy còn chậm tham gia dịch vụ công.
“Nhờ tuyên truyền, vận động, đến nay, phần lớn các đơn vị đều đồng thuận trong triển khai, tích cực phối hợp và chuẩn bị các điều kiện để tham gia DVCTT KBNN. Qua sử dụng, các đơn vị này cũng đều nhiệt tình tham gia, thấy được tiện ích trong việc chuyển chứng từ thanh toán qua dịch vụ công là tiết kiệm thời gian, không phải đến trụ sở KBNN, có thể chuyển chứng từ ngoài giờ, luôn thấy được trạng thái chứng từ mình chuyển, tự in được chứng từ báo nợ”, ông Nguyễn Thế Chất chia sẻ.
Tại KBNN Thái Bình, đơn vị này đã triển khai tốt Đề án Giao dịch điện tử trên hệ thống DVCTT của KBNN với các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn. Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hải, Phó Giám đốc KBNN Thái Bình, hiện tổng số đơn vị giao dịch thường xuyên với KBNN Thái Bình là 1.442 đơn vị. Tính đến 31/10/2019, toàn tỉnh đã có 766 đơn vị đăng kí thành công DVCTT. Trong đó đã có 641 đơn vị tham gia giao dịch qua DVCTT với 23.989 chứng từ giao dịch thành công. KBNN Thái Bình phấn đấu, đến hết tháng 12/2019, sẽ có 100% đơn vị đăng kí thành công DVCTT tại KBNN tỉnh và 70% đơn vị tại KBNN huyện.
Bên cạnh những địa phương có tỷ lệ đơn vị sử dụng DVCTT đạt khá cao, vẫn có một số đơn vị còn gặp một số khó khăn nhất định. Đơn cử như tại KBNN Lai Châu, hiện tại chỉ có 60/190 đơn vị sử dụng ngân sách có giao dịch với KBNN cấp tỉnh đăng ký tham gia DVCTT (chiếm 32% các đơn vị sử dụng ngân sách có giao dịch với KBNN cấp tỉnh). Theo chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Phong, Giám đốc KBNN Lai Châu, hiện tại, số đơn vị sử dụng ngân sách tại Lai Châu đăng ký sử dụng DVCTT còn thấp là do trong quá trình triển khai còn có những khó khăn nhất định.
"Những nguyên nhân như: Việc thay đổi thói quen làm việc, phê duyệt chứng từ thông qua bản giấy, ký chữ ký tay cũng gặp khó khăn do các chủ tài khoản chưa quen với việc duyệt chứng từ trên máy tính, ký bằng chữ ký số, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình triển khai thực hiện. Hơn nữa, các kế toán, chủ tài khoản của các đơn vị sử dụng ngân sách chưa quen với thao tác chuyển file dữ liệu, mã hóa điện tử... Do đó, mặc dù đã được tuyên truyền về các lợi ích của DVCTT mang lại nhưng nhiều đơn vị sử dụng ngân sách vẫn thích giao dịch trực tiếp hơn", ông Phong nói.
Theo KBNN Lai Châu, trong thời gian tới, KBNN Lai Châu tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và hướng dẫn cách sử dụng DVCTT đến người sử dụng tại các đơn vị sử dụng ngân sách. Đồng thời, KBNN Lai Châu sẽ thường xuyên tuyên truyền để nâng cao được nhận thức, hiểu biết về vai trò và lợi ích của hệ thống DVCTT, tạo động lực thúc đẩy các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư tham gia sử dụng ngày càng nhiều các DVCTT của KBNN.
Thuận tiện ở những địa bàn xa xôi
Theo kế hoạch của KBNN Trung ương, trong năm 2019, KBNN các địa phương phải hoàn thành "phủ sóng" DVCTT tại tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có giao dịch với KBNN cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đến thời điểm hiện tại, hầu hết KBNN địa phương đang tiếp tục đôn đốc, hỗ trợ các đơn vị sử dụng ngân sách còn lại trên địa bàn để đạt 100% kế hoạch.
Còn tại KBNN quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bước sang năm 2020 sẽ là thời điểm các đơn vị chính thức triển khai dịch vụ này. Hiện tại, nhiều đơn vị đã thu được kết quả nhất định. Đáng chú ý nhất là tại KBNN Hưng Yên, đây là một trong số ít đơn vị trong toàn hệ thống KBNN đã hoàn thành “phủ sóng” DVCTT đến toàn bộ đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn. Hiện đơn vị này đã tiếp tục vận hành, khai thác hiệu quả hệ thống DVCTT, tăng cường tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ để giải quyết công việc kịp thời cho các đơn vị giao dịch. Theo đó, phân công, bố trí cán bộ nghiệp vụ, tin học phối hợp chặt chẽ với KBNN để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời các đơn vị sử dụng DVCTT. Trên cơ sở đó nắm bắt khó khăn, vướng mắc của các đơn vị sử dụng DVCTT. KBNN Hưng Yên cũng thường xuyên cập nhật nhanh chóng các chỉ đạo, thông báo, hướng dẫn của KBNN trên cổng thông tin điện tử, trang chủ DVCTT để kịp thời triển khai đạt hiệu quả.
Tại tỉnh miền núi khó khăn như Sơn La, hiện KBNN đã bước đầu làm việc với các đơn vị sử dụng ngân sách tuyến huyện, xã. Với những đơn vị này, Giám đốc KBNN Sơn La Nguyễn Thế Chất nhận định, nhìn chung, khó khăn vướng mắc sẽ nhiều hơn các đơn vị đi trước như cơ sở vật chất, vị trí địa lý. Khó khăn nhất là năng lực của cán bộ kế toán cấp xã (đặc biệt là những xã 30A, vùng sâu, vùng xa…). Tại những xã này, cán bộ kế toán thường có trình độ chuyên môn không cao. Hơn nữa, tại những xã đặc biệt khó khăn thường xuyên có tình trạng "thay người" khiến cán bộ KBNN liên tục phải hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn.
Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, hiện điều kiện để những đơn vị sử dụng ngân sách này tham gia DVCTT đã thuận lợi hơn nhiều. Tại huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu), dù là một huyện mới với khó khăn như địa bàn xa xôi, dàn trải, đặc biệt nghèo, nhưng đến thời điểm hiện tại, do được mua sắm tập trung theo chương trình của tỉnh, 11 xã thuộc huyện này đã được trang bị đầy đủ máy tính, máy in và máy scan. Giám đốc KBNN Nậm Nhùn Điêu Chính Duy khẳng định, các đơn vị ngân sách cấp xã thuộc địa bàn huyện đều đã sẵn sàng để sử dụng DVCTT của KBNN.
Có thể nói, một trong những tiện ích của DVCTT đó chính là giảm thời gian, công sức đi lại cho cán bộ kế toán của đơn vị sử dụng ngân sách. Với những đơn vị trực thuộc tỉnh, thành phố, tiện ích này tưởng như không đáng kể bởi đặc điểm vị trí địa lý dễ dàng cho việc di chuyển nhưng với những địa bàn xa xôi, nhất là tuyến xã thuộc các huyện miền núi (có những nơi phải mất nửa ngày đường để di chuyển tới trung tâm huyện - nơi đặt trụ sở KBNN), ý nghĩa mà dịch vụ này mang lại rõ ràng hơn bao giờ hết.
“Với DVCTT, tôi tin rằng khi những đơn vị này kết nối thành công thì tiện ích mà dịch vụ này mang lại cho họ sẽ rất nhiều, nhất là tiết kiệm được thời gian và công sức đi lại do quãng đường xa xôi, cách trở. Đó là ý nghĩa lớn nhất là DVCTT KBNN mang lại”, ông Nguyễn Thế Chất khẳng định.