【lịch thi đấu j league】Băn khoăn “đường” vào sư phạm
Theănkhoănđườngvàosưphạlịch thi đấu j leagueo quy định của Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học. Sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí Nhà nước đã hỗ trợ.
Thí sinh xác nhận nhập học vào Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế năm 2019
Nhiều băn khoăn
Mặc dù đến tháng 7/2020, quy định mới theo luật mới có hiệu lực thi hành (với khóa tuyển sinh mới) tuy nhiên ngay từ mùa tuyển sinh 2019, nhiều thí sinh đã tỏ ra lo lắng. Võ Thị Hiền, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, thắc mắc: “Không biết thời gian theo quy định là cho khóa tuyển sinh 2020 hay những sinh viên tốt nghiệp từ năm 2020”.
Đối với các học sinh chưa bước vào kỳ thi trung học phổ thông (THPT) Quốc gia, băn khoăn về cơ hội học sư phạm còn lớn hơn. Quỳnh Như, học sinh Trường THPT Phan Đăng Lưu, tâm sự: “Em cũng có dự định học sư phạm. Việc định hướng nghề nghiệp diễn ra từ giai đoạn mới vào học lớp 10 với mục đích để xác định thế mạnh, đam mê của mình và học tốt hơn để có định hướng tốt cho kỳ thi lớn. Tuy nhiên đến giai đoạn này, suy nghĩ chọn nghề của em bị lung lay”.
Những mùa tuyển sinh gần đây, các ngành sư phạm dần khó thu hút thí sinh, nhất là từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mức điểm sàn riêng cho khối ngành đào tạo giáo viên (từ 2018) để siết chất lượng đầu vào, lượng thí sinh đăng ký nhập học các ngành sư phạm có dấu hiệu giảm, bởi theo nhiều giảng viên ở mức điểm 17 - 18 điểm, thí sinh có quá nhiều sự lựa chọn ngành nghề.
Trên thực tế, theo nhiều sinh viên sư phạm, lâu nay việc miễn học phí trở thành “quyền trợ giúp” mà nhiều thí sinh, trong đó không ít trường hợp có hoàn cảnh khó khăn lựa chọn. Với quy định mới, sức hút của các ngành sư phạm với thí sinh nhiều khả năng sẽ giảm.
PGS.TS. Nguyễn Văn Thuận, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế lo lắng, cùng với quy định điểm sàn, quy định sinh viên sư phạm phải trả lại học phí nếu làm trái ngành sẽ khiến việc tuyển sinh các ngành sư phạm khó khăn hơn. Mặt tích cực của những quy định điểm sàn giúp nâng chất lượng của đầu vào, còn quy định về học phí khiến người học xác định ngành nghề đúng hơn, đam mê và tâm huyết hơn nghề dạy học khi lựa chọn, nhưng sẽ nảy sinh vấn đề làm cho người học lo lắng, thậm chí nhiều trường hợp không chọn các ngành sư phạm.
“Ngay cả trường y, 18 điểm đã có một số ngành nhận thí sinh. Khi cơ hội đầu vào khó và cơ hội đầu ra cũng có những ràng buộc, sẽ có những tác động với thí sinh”, PGS.TS. Nguyễn Văn Thuận trăn trở.
Cần những giải pháp
Hiện nay, mạng lưới các trường đào tạo sư phạm trong cả nước khá lớn, không chỉ tại các ĐH Quốc gia, ĐH vùng mà rất nhiều ĐH địa phương tuyển sinh và đào tạo các ngành sư phạm. Điều này đồng nghĩa với số lượng sinh viên ra trường mỗi năm không hề nhỏ. Trái lại, việc tuyển dụng giáo viên ở các địa phương không quá nhiều, một số trường có tình trạng thừa giáo viên sẽ khó tránh khỏi tình trạng sinh viên ra trường phải long đong đi tìm việc.
Theo nhiều giảng viên sư phạm, tâm lý chung khi học sư phạm là tất cả người học đều muốn đứng bục giảng sau khi ra trường. Tuy nhiên, tình trạng phải làm trái ngành, thậm chí giấu bằng đi làm công nhân cho thấy, cần có giải pháp tốt hơn nếu áp dụng quy định trên. Việc đầu tiên là sắp xếp lại mạng lưới các trường sư phạm. PGS.TS. Nguyễn Văn Thuận cho rằng, có thể dùng kiểm định chất lượng để loại bớt các trường không đạt chuẩn.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, phải giải được bài toán sắp xếp đội ngũ giáo viên, đồng thời có những dự báo nhân lực lao động tốt trong nghề giáo viên tại các trường, các địa phương. Theo PGS.TS. Lê Anh Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cần đào tạo theo cơ chế đặt hàng cho các ngành sư phạm, đảm bảo những sinh viên sư phạm chăm chỉ học tập, đạt kết quả tốt ra trường có việc làm.
Đối với các trường sư phạm, cũng cần phải nghiên cứu, tính toán lại chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp. Ngoài ra, với lợi thế nhiều cơ sở giáo dục ĐH đang kết nối tốt với các trường THPT, nên có sự phối hợp tốt để định hướng nghề nghiệp từ sớm cũng như quảng bá tuyển sinh hiệu quả.
Bài, ảnh: Hữu Phúc
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- ·Sao việt 7/4: NSND Công Lý rạng rỡ bên vợ trẻ
- ·Sẽ phân bổ trái phiếu “xanh” vào các dự án môi trường, xử lý rác thải
- ·Phim hài Thị Hến kén chồng 2: Ngọ “đổi giao diện” để trị quan thầy háo sắc
- ·Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Hyun Bin và Son Yejin được fan Mỹ 'bao vây' khi đi trăng mật
- ·Mai Thu Huyền hạnh phúc bên ông xã
- ·Những điểm check
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·Tập trung thu hút đầu tư từ Nhật Bản
- ·Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?
- ·UAE tiếp tục là thị trường lớn nhất của VN tại Tây Á
- ·Thanh Hóa: Miễn phí nhiều điểm tham quan dịp Tết Nguyên đán
- ·Bạn bè quốc tế trải nghiệm văn hóa Việt Nam tại chương trình Du xuân hữu nghị 2024
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·Hà Nội: Ưu đãi đối với người dân khi sử dụng các dịch vụ tự nguyện tại cơ sở y tế
- ·3 nhà khoa học nữ Việt Nam xuất sắc được trao giải thưởng L’Oréal
- ·TP. Hồ Chí Minh: Nhiều hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·Minh Hương' Nhật ký Vàng Anh' khoe căn hộ cao cấp như khách sạn