当前位置:首页 > World Cup > 【nhan dinh udinese】Công nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế 正文

【nhan dinh udinese】Công nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế

来源:Empire777   作者:Cúp C2   时间:2025-01-27 04:42:22

cong nghiep viet nam con nhieu han che

Quang cảnh Hội thảo quốc tế “Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2035,ôngnghiệpViệtNamcònnhiềuhạnchếnhan dinh udinese thực trạng và định hướng”. Ảnh: H.Anh.

GS. Vương Đình Huệ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương qua cho biết: qua 30 năm đổi mới, Việt Nam đã thiết lập được hệ thống cơ chế, chính sách, tạo dựng thể chế mới nhằm thực hiện mục tiêu CNH, HĐH, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển công nghiệp.

Điều này được thể hiện ở chỗ, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số ở nông thôn, đến nay cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục vụ CNH, HĐH và đời sống xã hội của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể: Công nghệ sản xuất công nghiệp đã có bước thay đổi về trình độ theo hướng hiện đại, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong giá trị sản xuất công nghiệp tăng, tỷ trọng công nghiệp khai thác giảm dần. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam đã tăng gấp 24 lần từ 1986 đến 2014 với tốc độ tăng bình quân là 12%/năm...

Tuy nhiên, theo GS.Vương Đình Huệ, việc thực hiện CNH - HĐH còn chậm, chưa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp nền tảng và công nghiệp hỗ trợ chưa có định hướng rõ ràng, hiệu quả thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu và thiếu tính kết nối. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu. Tiêu chí cụ thể cho mục tiêu CNH, HĐH còn chưa toàn diện, đồng bộ. Công nghiệp phát triển còn nặng về quy mô, chất lượng, hiệu quả còn thấp.

Phát biểu tại hội thảo, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng cho rằng, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phát triển công nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục, cụ thể: tốc độ tăng trưởng chậm; giá trị gia tăng ngành công nghiệp vẫn mức thấp; phân bố không gian phát triển công nghiệp chưa hợp lý; năng suất lao động thấp, đặc biệt trong công nghiệp chế biến, chế tạo khi chúng ta vẫn chủ yếu tập trung vào gia công. Bên cạnh đó, trình độ công nghệ ở mức thấp, tay nghề lao động chưa đáp ứng nhu cầu, sáng tạo trong lao động của chúng ta còn yếu.

Theo Phó thủ tướng, hiện nay ngành công nghiệp làm chủ được quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, thi công... chỉ đếm được trên đầu ngón tay, số DN, ngành có sự đầu tư cho nghiên cứu phát triển rất ít, chính sách phát triển công nghiệp thiếu, kém hiệu quả... Ví dụ rất rõ ở ngành ô tô, cơ khí chế tạo, đóng tàu, phát triển công nghiệp hỗ trợ...

Về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, có ý kiến cho rằng Nhà nước phải bỏ thêm nhiều tiền đầu tư hơn nữa, nhưng Phó thủ tướng nhấn mạnh “Nhà nước hiện nay đang ở vị trí không có nhiều tiền để đầu tư”. Cho rằng chúng ta đã dàn trải trong đầu tư, Phó thủ tướng cho rằng: chúng ta có nhiều chính sách phát triển, nhưng không đến đầu đũa, nhiều chính sách đưa ra không hiệu quả, mà tiền thì vẫn bị tiêu đi. Vì thế, theo Phó thủ tướng, chúng ta phải chọn lọc hơn nữa, không được dàn trải như thời gian qua. Trường hợp cần có chính sách đặc biệt, DN phải đưa ra mô hình đầu tư thật sự cần hỗ trợ thì mới có thể có chính sách riêng.

Góp ý vào giải pháp, theo TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, chúng ta cần phải chú ý nâng cấp công nghệ cho các DN, theo đó, bài học công nghệ của Hàn Quốc cần quan tâm và lưu ý.

TS. Võ Trí Thành cho biết, Hàn Quốc có 4 cách để nâng cấp công nghệ cho DN, bao gồm: Liên doanh với DN nước ngoài để tiếp thu, học hỏi, nhưng DN của họ vẫn có vị thế trong HĐQT, Chính phủ hỗ trợ và hình thành các trung tâm nghiên cứu phát triển, gồm cả trung tâm của DN (hiện nay Hàn Quốc có 24.000 trung tâm, chủ yếu của các DNVVN), đầu tư kinh doanh mạo hiểm và đầu tư vào các công nghệ đỉnh cao, đột phá để phát triển công nghiệp.

标签:

责任编辑:Thể thao