【ti le ca cuoc.】“Mái nhà” hạnh phúc của “Chúa sơn lâm”...

Được thành lập vào từ năm 2006 đến nay, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn Hà Nội đã cứu hộ thành công nhiều cá thể hổ bị nuôi nhốt trái phép. Hiện tại Trung tâm đang chăm sóc và nuôi dưỡng 36 cá thể hổ Đông Dương. Đa số các cá thể hổ được chuyển về Trung tâm do các cơ quan thực thi pháp luật bắt giữ, tịch thu trên đường vận chuyển đi tiêu thụ của các đối tượng buôn bán động vật hoang dã.
Được thành lập vào từ năm 2006 đến nay, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn Hà Nội đã cứu hộ thành công nhiều cá thể hổ bị nuôi nhốt trái phép. Hiện tại Trung tâm đang chăm sóc và nuôi dưỡng 36 cá thể hổ Đông Dương. Đa số các cá thể hổ được chuyển về Trung tâm do các cơ quan thực thi pháp luật bắt giữ, tịch thu trên đường vận chuyển đi tiêu thụ của các đối tượng buôn bán động vật hoang dã.

Trở về từ "cõi chết"

Hổ là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Chúng bị săn bắt để lấy da, xương, hay các bộ phận khác. Những chiếc nanh hổ cũng bị nhổ ra đem bán cho những đại gia thích sưu tập. Còn thịt, xương hổ được chế biến thành nhiều món nhậu hoặc nấu cao.

Hiện nhiều đối tượng đã thực hiện nuôi hổ trái phép để phục vụ mục đích buôn bán. Với những đối tượng buôn bán thì trọng lượng của hổ sẽ làm thước đo trong giao dịch. Trong quá trình nuôi hổ, các đối tượng sẽ làm mọi cách để chúng tăng cân nhanh nhất, trong thời gian ngắn nhất. Hổ nuôi nhốt thường có thân hình to, nhưng các chi thì nhỏ, yếu và thường mắc các bệnh về cơ xương khớp, tim mạch, béo phì. Khi thực hiện giao dịch, buôn bán, các đối tượng thường nhồi nhét thức ăn hoặc bơm dị vật vào trong cơ thể hổ để tăng trọng lượng và thực hiện đánh thuốc mê. Do bị vận chuyển dài ngày, phần lớn sức khỏe của hổ đã yếu nên công tác cứu hộ, chăm sóc rất gian nan.

Ông Nguyễn Đức Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn Hà Nội nhớ lại hình ảnh cá thể hổ bị chết thương tâm: “Năm 2019, chúng tôi đã cứu hộ một cá thể hổ được các đối tượng vận chuyển từ Nghệ An ra Quảng Ninh với trọng lượng 240kg. Trong suốt quá trình vận chuyển, cá thể hổ này được tiêm thuốc mê và nhốt trong một lồng sắt vừa khít, cơ thể không xoay xở được. Khi được giải cứu về Trung tâm, nó nằm bẹp không tự di chuyển được, 4 chân rất bé và yếu. Qua thăm khám của bác sĩ Thú y thì phát hiện trên cơ thể có nhiều vùng bị tổn thương chảy mủ và dịch vàng dưới da, cá thể hổ thở dốc và nặng… Dù chúng tôi đã rất cố gắng chăm sóc nhưng sau 2 ngày cá thể này đã chết. Điều này cho thấy, vì lợi nhuận các cá thể động vật hoang dã bị đối xử tồi tệ như thế nào”.

Vào tháng 9/2012, Trung tâm tiếp tục tiếp nhận 3 chú hổ con vừa được 4-5 tháng tuổi, chỉ nặng hơn một kilogram từ Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh. Theo bà Trịnh Thị Thu Hằng, Trưởng phòng Kỹ thuật - bác sỹ Thú y của Trung tâm, do các cá thể hổ còn quá nhỏ, các cán bộ Trung tâm phải chia ca để chăm sóc ngày đêm. “Việc chăm sóc các cá thể này vất vả giống như chăm “con mọn”, chúng tôi phải thay ca để cho hổ uống sữa 2-3 giờ/lần, vệ sinh chuồng, kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Cũng may chỉ sau một thời gian được chăm sóc tại Trung tâm các các thể hổ đều khỏe mạnh và phát triển bình thường. Đến nay 2 trong 3 cá thể này đã được chuyển giao cho vườn thú, còn 1 cá thể vẫn đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm”, bà Hằng chia sẻ.

Tháng 9/2012 Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn Hà Nội tiếp nhân 3 cá thể hổ, trong đó có 2 cái và một đực, mỗi con chỉ hơn 1kg từ Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh. Khi được hơn 1 năm tuổi chúng được đoàn làm phim chọn làm diễn viên trong phim “Chúa sơn lâm sau song sắt” của Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương. Đến nay, 2 trong 3 cá thể hổ này được giao cho vườn thú, hiện còn 1 con đang được Trung tâm chăm sóc.
Tháng 9/2012 Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn Hà Nội tiếp nhân 3 cá thể hổ, trong đó có 2 cái và một đực, mỗi con chỉ hơn 1kg từ Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh. Khi được hơn 1 năm tuổi chúng được đoàn làm phim chọn làm diễn viên trong phim “Chúa sơn lâm sau song sắt” của Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương. Đến nay, 2 trong 3 cá thể hổ này được giao cho vườn thú, hiện còn 1 con đang được Trung tâm chăm sóc.

Khẩu phần ăn đặc biệt

Hổ là loài động vật ăn thịt nên nên chế độ thức ăn của loài này cũng đòi hỏi cao hơn những loài động vật hoang dã khác. Thức ăn chủ yếu của loài này ở các trung tâm cứu hộ trên cả nước là thịt lợn, thịt bò,... Không những thế, chế độ dinh dưỡng của hổ cũng được kiểm soát sát sao.

Kể về chế độ chăm sóc 7 cá thể hổ được Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam - Save Vietnam’s Wildlife (SVW) phối hợp với Vườn Quốc gia Pù Mát giải cứu từ một vụ buôn bán và vận chuyển trái phép ngày 2/8/2021, anh Đặng Thanh Tuấn, nhân viên Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam cho biết, khi mới tiếp nhận về trung tâm, 7 chú hổ con đều rất yếu do bị tiêu chảy. “Trong tháng đầu tiên, chúng tôi phải cho chúng uống sữa nhập khẩu, 6 lần/ngày và theo dõi sức khỏe thường xuyên, chuyên biệt. Sau hơn một tháng, hổ tăng cân dần, sức khỏe đã ổn định, chúng tôi cho chúng làm quen với thịt bò bằng cách lấy nước luộc thịt bò để pha với sữa. Khi con vật đã quen với mùi vì thì chuyển sang cho ăn thịt bò tái sống. Đến nay, sau hơn 5 tháng được nuôi dưỡng và chăm sóc cả 7 chú hổ đạt cận nặng 30 kg, thân hình khỏe mạnh”.

Hiện khẩu phần ăn của 7 chú hổ này là 10kg thịt bò, tương đương 1,5kg thịt/suất. Mỗi ngày hổ sẽ được các cán bộ trung tâm cho ăn 2 bữa sáng và chiều. Về chi phí ăn uống cho hổ, anh Đặng Thanh Tuấn cho biết, theo tính toán, tháng đầu tiên hết trên 50 triệu đồng tiền mua sữa, đến thời điểm hiện tại hết khoảng 70 triệu đồng tiền thức ăn. Hổ càng ngày càng lớn, nhu cầu lượng thức ăn đáp ứng càng lớn hơn, đồng nghĩa với việc chi phí mua thức ăn càng nhiều hơn.

Hổ là loài thú dữ nên các chuồng nuôi nhốt hổ phải kiên cố, quây bằng hàng rào sắt B40 và được thiết phải thiết kế 2 ngăn, hàng ngày chúng được lùa qua từng ngăn để nhân viên thực hiện các công việc như vệ sinh chuồng trại, cho ăn, thuốc men... theo quy trình nghiêm ngặt. Mọi thao tác như lùa hổ vào các ngăn chuồng, cho chúng ăn, vệ sinh chuồng đều phải thao tác thật nhanh và an toàn. Hổ là loài động vật hung dữ, chỉ cần thấy người lạ đi qua là chúng sẽ gầm gừ, nhảy xổ lên cửa chuồng “thị uy”. Chỉ những người gan dạ, có kinh nghiệm và kiến thức chăm sóc thú dữ mới dám tiếp xúc.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
下一篇:Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông