Đây là đánh giá của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) được đưa ra trong một báo cáo mới đây.
Kinh tế sẽ vẫn tăng trưởng kể cả khi TPP thất bại
Sau khi thỏa thuận Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết vào tháng 2/2016,ệtNamsẽnhưthếnàonếukhôngcótỷ số kosovo một trong những chuyển biến gần đây nhất của TPP là 12 nước thành viên nhất trí sẽ không tái đàm phán hiệp định này. Tuyên bố này diễn ra trong bối cảnh TPP có khả năng sẽ không có hiệu lực khi Mỹ (vốn có vai trò dẫn đầu trong thỏa thuận) đang gặp khó khăn để được thông qua trong cả ngắn và trung hạn, bởi hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều “không ưa” TPP.
Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu của World Bank, Việt Nam là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Ước tính của WB cho thấy, kinh tế Việt Nam có thể tăng thêm 10% đến năm 2030 nhờ các lợi ích về thuế quan và cải cách thị trường lao động, tài chính, năng suất …mà hiệp định TPP mang lại.
VDSC cho rằng, không có TPP hoặc trì hoãn thời gian bắt đầu hiệu lực của TPP sẽ làm giảm đi động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ đi xuống. Có thể nói, trong quá trình đàm phán TPP, Chính phủ đã thổi một làn gió mới vào quá trình thu hút vốn đầu tư, cải cách thị trường lao động, các yếu tố sản xuất và khu vực kinh tế nhà nước theo chiều hướng tích cực. Quá trình này đã và đang diễn ra và tiếp tục trong tương lai bất kể mức độ trì hoãn hoặc khả năng TPP thất bại xảy ra.
Ảnh minh họa. Ảnh: TL |
Chuyên gia của VDSC phân tích, từ năm 2009 đến nay, vốn giải ngân bình quân mỗi năm đều đạt từ 10-15 tỷ USD, trong khi vốn đăng kí đạt khoảng 15-20 tỷ USD. Trong đó, cơ cấu ngành nghề thu hút vốn đầu tư nước ngoài chuyển dịch dần từ ngành dịch vụ, bất động sản sang sản xuất công nghiệp. Nhìn nhận một cách khách quan, dòng vốn FDI là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy hoạt động sản xuất của không chỉ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mà còn là khu vực tư nhân giúp cho chỉ số quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam đứng vững trên ngưỡng 50 điểm khi các nước lân cận có những bước lùi đáng kể.
“Lợi thế cạnh tranh tương đối mà Việt Nam sở hữu về chi phí sản xuất, vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động thương mại và những hiệp định thương mại khác với các nền kinh tế lớn (EU, Hàn Quốc, Nhật Bản…) mà Việt Nam đã ký kết đủ để thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài”, VDSC cho hay.
Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội ngoài TPP
Về cải cách yếu tố thị trường (đặc biệt là yếu tố lao động) và nâng cao năng suất của nền kinh tế, VDSC cho rằng, không gian dành cho tăng trưởng và cải thiện yếu tố năng suất của Việt Nam vẫn còn cho dù không có TPP.
Theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2015 ước tăng 6,4% so với năm 2014, cao hơn tăng trưởng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011-2015 là 4,2%/năm. Số liệu thống kê năng suất lao động theo từng ngành nghề năm 2015 chưa được công bố, tuy nhiên, tăng trưởng trong hoạt động sản xuất công nghiệp phần nào giải thích sự cải thiện của năng suất lao động chung trong năm 2015. Kỳ vọng sản xuất công nghiệp ổn định sẽ bảo đảm cho tăng trưởng năng suất lao động của nền kinh tế nói chung. Ngoài ra, việc Chính phủ đặt trọng tâm thúc đẩy các ngành nghề lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, xuất khẩu, công nghệ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, …) cũng giúp cải thiện năng suất lao động.
Cũng theo Công ty này, việc cải thiện năng suất của nền kinh tế cũng liên quan mật thiết với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang diễn ra. Tính đến 31/12/2014, số DNNN đang hoạt động là 3.048 doanh nghiệp, giảm 233 doanh nghiệp so với năm 2010. Thay đổi về tài sản cố định và đầu tư dài hạn của khối DNNN chiếm 42% trong tổng giá trị thay đổi ròng, nhưng chỉ chiếm 15% mức tăng về doanh thu trong giai đoạn 2010-2014.
Chưa dừng ở đó, VDSC còn cho rằng, tỷ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khối DNNN bình quân giai đoạn 2010-2014 là 1,99 – đồng nghĩa với việc các DNNN cần 2 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu tăng thêm. Hiệu quả sử dụng vốn đã giảm so với mức bình quân 1,62 của giai đoạn 2005-2009. Vì thế, trong giai đoạn 2015-2020, yêu cầu gia tăng hiệu quả sử dụng vốn của khối DNNN sẽ có tác động tích cực đáng kể lên năng suất của nền kinh tế nói chung.
Do đó, "chúng tôi đánh giá TPP là một trong những động cơ để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu khu vực DNNN, nhưng không có TPP thì không đồng nghĩa với với việc quá trình này không diễn ra", VDSC cho hay.
Cuối cùng, theo VDSC, cơ hội cho Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại kiểu mới (tương tự như TPP là RCEP - Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực) và các hiệp định thương mại song phương với các thành viên trong nhóm nước TPP vẫn còn rộng mở. Đương nhiên, việc ký kết hiệp định song phương có lẽ là kế hoạch dự phòng ít mong muốn nhất của các nước thành viên sau quá trình kéo dài rất nhiều năm mà đàm phán TPP đã trải qua./.
D.T