当前位置:首页 > Thể thao

【kết quả c 1】Bức tranh doanh nghiệp Việt còn nhiều ‘màu xám’

Đây là một trong những nội dung được tập trung trao đổi,ứctranhdoanhnghiệpViệtcònnhiềumàuxákết quả c 1 thảo luận tại diễn đàn “Phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2018”, tổ chức ngày 19/6, tại Hà Nội.

Lượng doanh nghiệp “chết” lớn

Ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2018, số DN đăng ký thành lập mới là 52.322 DN và số DN quay trở lại hoạt động là 13.276 DN. Tính chung, trong 5 tháng đầu năm 2018, có 65.589 DN gia nhập thị trường.

Tuy nhiên, số DN rời khỏi thị trường cũng rất lớn, với tổng số 38.932 DN, chiếm gần 60% trong tổng số DN gia nhập thị trường trong 5 tháng đầu năm 2018. “Đặc biệt, DN tư nhân có xu hướng ngày càng nhỏ đi về quy mô, tỷ lệ DN làm ăn có lãi vẫn thấp, tỷ trọng đóng góp vào xuất khẩu ngày càng giảm, mức độ kết nối của DN tư nhân vào nền kinh tế toàn cầu còn nhiều hạn chế… Điều đó cho thấy, bức tranh về “sức khỏe” của DN Việt vẫn chưa thực sự tốt và vẫn còn có nhiều vấn đề rất đáng lo ngại” – ông Tuấn nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Lê Xuân Đình – Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo còn cho rằng, DN Việt vẫn chậm đổi mới trước xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế đất nước. “Kết quả khảo sát mới đây của VCCI cho thấy, có tới 75% DN sản xuất trong nước đang sử dụng máy móc hết khấu hao. Các DN nhỏ và vừa vẫn đang sử dụng các thiết bị, máy móc có công nghệ đã lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ. Ngoài ra, có tới 24% DN đang sử dụng công nghệ ở mức trung bình và chỉ có 1% DN sử dụng công nghệ tiên tiến” – ông Đình cho biết.

diễn đàn doanh nghiệp
Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: Thiện Trần

“Nghị quyết 35/2016/NQ-CP của Chính phủ đặt ra mục tiêu đến năm 2020, xây dựng DN Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu DN hoạt động, trong đó có các DN có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Tuy nhiên, đây là một thách thức rất lớn khó có khả năng đạt được, nếu không có những cải cách mang tính đột phá, quyết liệt hơn từ Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh để tạo động lực cho sự phát triển bền vững của DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ” - ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương chia sẻ.

Xây dựng chính sách cạnh tranh để thúc đẩy DN phát triển

Ông Phan Đức Hiếu cho rằng, trong vài năm gần đây, nhiều nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã đề ra những mục tiêu, giải pháp toàn diện, cụ thể để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đồng thời cũng thể hiện sự đồng hành của Chính phủ với DN, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự gia nhập thị trường và phát triển của DN Việt Nam. Đơn cử như yêu cầu về cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện kinh doanh (ĐKDK), bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư…

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Hiếu, không biết đến khi nào mục tiêu này mới hoàn thành. “Tháng 8/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết 98/NQ-CP yêu cầu cắt giảm 1/3 – 1/2 tổng số ĐKDK. Đến tháng 1/2018, mới chỉ có duy nhất Bộ Công thương trình Chính phủ ban hành được Nghị định 08/2018/NĐ-CP về cắt giảm ĐKDK trong 9 lĩnh vực thuộc lĩnh vực công thương. Tính đến tháng 6/2018, các bộ, ngành còn lại mới đang trong quá trình rà soát, xây dựng phương án cắt giảm ĐKDK hoặc dự thảo nghị định… Trong khi đó, nhiều ĐKDK không chỉ quy định ở nghị định mà còn quy định ở luật, theo đó, quá trình rà soát luật, đề xuất sửa luật cần rất nhiều thời gian, vì vậy thách thức để hoàn thành yêu cầu về cắt giảm ĐKDK là rất lớn” – ông Hiếu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo ông Hiếu, để thực sự thúc đẩy DN phát triển, những cải cách của Chính phủ không chỉ dừng lại ở việc xóa bỏ những rào cản cho việc gia nhập thị trường của DN (tức cắt giảm ĐKDK), mà quan trọng hơn là trọng tâm cải cách của Chính phủ phải hướng đến tạo ra những yếu tố thúc đẩy DN phát triển như: hạn chế những rủi ro pháp lý, tăng cường những quy định bảo vệ quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ của DN… Đặc biệt, Chính phủ phải xây dựng được những chính sách cạnh tranh mạnh mẽ, toàn diện làm động lực buộc DN phải đổi mới, sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.

“Chủ trương, chính sách của Chính phủ thời gian qua là giảm chi phí cho DN để tạo điều kiện cho DN hoạt động thuận lợi. Điều này được cộng đồng DN đánh giá rất cao. Tuy nhiên, thời gian tới, cộng đồng DN vẫn trông chờ vào những cải cách đột phá, mạnh mẽ hơn nữa từ Chính phủ để tạo điều kiện cho DN Việt phát triển lớn mạnh, bền vững…” – ông Đậu Anh Tuấn chia sẻ./.

Diệu Thiện

分享到: