您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【celta – getafe】Bội thu trong biến cố

Nhà cái uy tín3921人已围观

简介Khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tếNông nghiệp Việt Nam luôn thể hiện được vai trò vô cùng qua ...

Khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế

Nông nghiệp Việt Nam luôn thể hiện được vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế,ộithutrongbiếncốcelta – getafe xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và là một trong những trụ cột quan trọng giúp đất nước vượt qua những cuộc khủng hoảng.

Trong một lần chia sẻ với báo chí, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan bày tỏ: “Nếu nói một từ duy nhất về năm 2021 thì đó là chữ “Biến”. Biến trong biến động rất lớn và người Việt Nam có biến thì cũng biến hóa rất linh hoạt, năng động. Thông qua “Biến” đó, chúng ta nhìn rõ những ưu điểm, nhược điểm và đâu là điều cần phải chỉnh sửa thêm… Do đó, tôi rất hạnh phúc vì đội ngũ cán bộ ngành NN&PTNT đã có một cách tiếp cận khác, tư duy khác”.

Bội thu trong biến cố
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan

Thực tế, năm 2021 là một năm đầy biến động đối với ngành nông nghiệp, như: dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu, khó khăn về xâm nhập mặn, hệ thống hạ tầng kho bãi chế biến còn hạn chế, biến động về thị trường… Nhưng, vượt lên những khó khăn, bằng nhiều giải pháp chỉ đạo, điều hành linh hoạt, ngành nông nghiệp đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng.

Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp năm 2021 tăng trưởng 2,9%, trong đó nông nghiệp tăng trên 3,18%; lâm nghiệp tăng trên 3,85%; thủy sản tăng trên 1,85%; tỷ lệ che phủ rừng 42,02%; tỷ lệ số xã nông thôn mới 68,2%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 48,6 tỷ USD.

Nếu nhìn lại thời điểm tâm dịch Covid-19 khoảng tháng 9, tháng 10, nhất là giai đoạn giãn cách xã hội tại các tỉnh phía Nam và đô thị lớn TP. Hồ Chí Minh – trung tâm công nghiệp đầu tàu cả nước, lúc đó chuỗi ngành hàng nông sản từ sản xuất đến chế biến, lưu thông, phân phối và thị trường đều đứt gãy. Tuy nhiên, tại thời điểm “nước sôi lửa bỏng” đó, ngành NN&PTNT đã có nhiều sáng kiến kịp thời. Điển hình là mở rộng tiêu thụ nông sản trên sàn điện tử; thành lập các tổ công tác đặc biệt (Tổ công tác phía Nam, Tổ công tác phía Bắc) trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng; xây dựng các gói combo nông sản hợp lý, kết nối 63 tỉnh, thành phố với hơn 200 doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản; tổ chức các phiên giao dịch nông sản cuối tuần - không chỉ đơn thuần kết nối cung - cầu mà còn cập nhật kịp thời các vấn đề về chính sách mà địa phương và doanh nghiệp nêu lên để Bộ NN&PTNT nắm bắt và xử lý.

Có một câu chuyện rất đáng nhớ trong năm 2021. Đó là đúng vào lúc vải thiều ở Bắc Giang đến kỳ thu hoạch thì dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên địa bàn tỉnh. Rất nhiều lo lắng về việc tiêu thụ vải. Nhưng điều “thần kỳ” sau đó là hơn 240 nghìn tấn vải vẫn được tiêu thụ với mức giá ổn định. Phải nói rằng, trong điều kiện dịch bùng phát, tiêu thụ được số lượng vải như vậy là cả một kỳ tích. Trong đó, vai trò của xúc tiến thương mại và thương mại điện tử rất quan trọng và đó là một trong những nhân tố để ngành NN&PTT làm chuyển đổi số trong thời gian tới…

Với những cách làm linh hoạt đó đã giúp lưu thông nông sản, tránh ùn ứ; đồng thời giúp người sản xuất tiếp cận nhanh được công nghệ và nắm bắt tín hiệu thị trường tốt hơn.

Ngành nông nghiệp chuyển từ tư duy sản xuất đến tư duy kinh tế.
Ngành nông nghiệp chuyển từ tư duy sản xuất đến tư duy kinh tế.

Đánh giá về kết quả của ngành NN&PTNT năm 2021, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: “Tôi nghĩ rằng thành tích chung của ngành NN&PTNT năm 2021 là một sự cố gắng rất lớn của cả hệ thống. Sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, sự phối hợp hiệu quả của các địa phương cùng nỗ lực của doanh nghiệp, địa phương đã giúp xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về 47,5 tỷ USD trong năm nay. Từ đó khẳng định lại một lần nữa vai trò trụ đỡ của ngành nông nghiệp trong lúc kinh tế đất nước rơi vào khó khăn”.

Thay đổi tư duy, nông nghiệp hướng đến đa giá trị

Kết quả năm 2021 cũng minh chứng Bộ NN&PTNT đã có cách tiếp cận mới, tư duy mới và tư tưởng đó đã truyền cho tất cả những người làm công tác nông nghiệp. Đặc biệt, năm 2022 sự chuyển biến đó trong thực tiễn sẽ rõ nét hơn nữa. Đó không phải câu chuyện quy hoạch lại ngành này hay ngành kia, tăng ngành này giảm ngành kia mà chính là chuyển đổi mô hình tăng trưởng của ngành nông nghiệp, chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp dựa trên mục tiêu tăng sản lượng sang tư duy kinh tế, với mục tiêu là tăng giá trị.

Ngoài kia gió đang thổi và nông nghiệp phải thay đổi

“Ngoài kia gió đang thổi, thế giới đang thay đổi, chúng ta không thể tiếp tục mãi thế này. Sức ỳ quán tính rất lớn, đây là thách thức vì chúng ta còn trách nhiệm với 10 triệu hộ nông dân, trách nhiệm với những cam kết của nền nông nghiệp Việt Nam với quốc tế định hướng phát triển “minh bạch – sinh thái – bền vững”…

Ngoài kia gió đang thổi, mỗi người chúng ta quyết không chấp nhận đứng yên, dừng lại, rồi bị xô ngã. Ngoài kia gió đang thổi, mỗi người chúng ta chủ động mượn sức gió để đi xa, bay cao. Ngoài kia gió đang thổi, mỗi người mỗi tổ chức đơn vị cần mạnh dạn đề xuất những ý tưởng mới, sáng kiến mới, thí điểm triển khai những mô hình mới…”. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan

Vị tư lệnh ngành nông nghiệp nhận định, trong thế giới VUCA (viết tắt của các từ tiếng Anh có nghĩa là “biến động - bất định - phức tạp - mơ hồ”), ngành NN&PTNT đứng trước thách thức của “biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển xu thế tiêu dùng”. Theo chỉ đạo, gợi mở của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đang hoàn chỉnh Dự thảo Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

“Chiến lược này vừa mang tính tiếp nối, kế thừa những thành tựu đã đạt được qua nhiều nhiệm kỳ, vừa tổng hợp những quan điểm tiếp cận mới, tư tưởng mới, xu thế mới, giá trị mới, phù hợp với bối cảnh mới” - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Dự thảo nhằm mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới, được thiết kế xoay quanh ba trụ cột: “Nông nghiệp sinh thái”, “Nông thôn hiện đại”, “Nông dân thông minh” hoàn toàn phù hợp với các định hướng chiến lược của quốc gia trong thời gian tới.

Cùng với đó, Bộ NN&PTNT đang phối hợp với ngành ngoại giao, công thương khởi thảo đề án chi tiết phát triển thị trường nông sản sang từng quốc gia và khu vực có nhiều tiềm năng. Đề án này sẽ thể hiện đằng sau tăng trưởng, lợi nhuận, giá cả, chính là giá trị. Đằng sau mỗi chuyến hàng nông sản, sản phẩm nông nghiệp tiếp cận thị trường thế giới, không chỉ là con số về kim ngạch xuất khẩu, doanh thu của doanh nghiệp, mà hơn hết, chính là mồ hôi, công sức, nỗi niềm của hàng triệu người nông dân cần mẫn, chí thú làm ăn và thấp thỏm đầu ra trong từng mùa vụ. Ở góc độ chiều sâu văn hóa, nông sản Việt, khi đến tay người tiêu dùng năm châu, là sự hoà quyện giá trị hữu hình với giá trị vô hình - giá trị Việt.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, nới tư duy mới, chúng ta hoàn toàn có thể đặt ra khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc nông nghiệp sinh thái, trung hòa carbon thay vì chỉ là cường quốc về sản lượng lương thực.

Tags:

相关文章