TheìnhhìnhUkrainemớinhấtDânHàLanmuốntừmặtỷ số paulio tin tức về tình hình Ukraine mới nhất trên Vietnamplus, Ngoại trưởng Hà Lan Bert Koenders ngày 7/2 cho biết nước này sẽ xem xét lại quan điểm về thỏa thuận hội nhập giữa Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) nếu người dân của họ nói "không" trong cuộc trưng cầu dân ý với thỏa thuận này dự kiến diễn ra vào ngày 6/4 tới.
Ông Koenders được dẫn lời nói: "Luật trưng cầu ý dân quy định rằng chính phủ cần xem xét lại (quan điểm về hội nhập giữa EU và Ukraine) nếu kết quả (trưng cầu) là tiêu cực. Tôi không muốn nói trước về kết quả. Khi có kết quả chúng tôi sẽ quyết định làm gì." Ông Koenders cũng lưu ý ông ủng hộ việc phê chuẩn thỏa thuận này.
Hà Lan là nước duy nhất trong EU chưa phê chuẩn thỏa thuận hội nhập của Ukraine. Tháng 10/2015, Hà Lan cam kết sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý, trong đó người dân phải trả lời liệu có cần phê chuẩn thỏa thuận trên hay không. Tuy trưng cầu dân ý chỉ mang tính khuyến cáo, song nếu có hơn 30% dân số tham gia, Hà Lan sẽ phải lưu ý tới kết quả của nó.
Tình hình Ukraine mới nhất cho biết Hà Lan có ý định thay đổi lập trường trong thỏa thuận với EU về Ukraine
Trước đó, kết quả khảo sát của truyền hình EenVandaag (Hà Lan) cho thấy đa số người dân Hà Lan phản đối việc phê chuẩn Hiệp định liên kết giữa Ukraine-EU. Theo kết quả khảo sát này, hơn một nửa số người được hỏi khẳng định chắc chắn sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý. Trong đó, 53% số người được hỏi cho biết sẽ không ủng hộ việc phê chuẩn văn kiện này, 25% cho rằng họ "rất có thể" bỏ phiếu phản đối phê chuẩn hiệp định.
Trước đó, ngày 9/1, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã kêu gọi các cử tri Hà Lan không phản đối Hiệp định liên kết giữa Ukraine và EU, cho rằng động thái này có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tại "lục địa già."
Kể từ ngày 1/1/2016, Khu vực thương mại tự do sâu rộng và toàn diện (DCFTA) giữa Ukraine và EU, một phần trong Hiệp định liên kết được hai bên ký tháng 6/2014, bắt đầu có hiệu lực. Theo đánh giá của Bộ Kinh tế Ukraine, lợi ích lớn nhất từ việc thành lập DCFTA với EU là tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và dòng hàng hóa giá rẻ. Khoảng 97% danh mục hàng hóa sẽ được miễn thuế khi xuất-nhập giữa Ukraine và EU.
Dự báo, DCFTA sẽ mang tới cho GDP của Ukraine 10-15 tỷ hryvnia (khoảng 4-6 tỷ USD) mỗi năm. Mức giảm giá hàng hóa từ EU được dự kiến vào khoảng 5%. Hiện Nga phản đối việc thành lập khu vực thương mại tự do này và Nga đã quyết định cũng từ ngày 1/1/2016 đình chỉ khu vực thương mại tự do với Ukraine. Theo đó, hàng hóa đến từ lãnh thổ Ukraine sẽ bị đánh thuế tại cửa khẩu vào Nga.
Mặc dù đây là một cuộc trưng cầu dân ý không bắt buộc, nhưng phần lớn các đảng phái Hà Lan cho biết họ sẽ tôn trọng ý kiến của người bỏ phiếu. Sự kiện này có thể đưa Liên minh Châu Âu (EU) rơi vào khủng hoảng khi căng thẳng với Nga leo thang cao nhất kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, theo Infonet.
Trang Mạc(T/h)