您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【hạng 2 trung quốc】Hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm ở nông thôn Hải Phòng: Lỗ hổng lớn 正文

【hạng 2 trung quốc】Hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm ở nông thôn Hải Phòng: Lỗ hổng lớn

时间:2025-01-10 19:18:07 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Do giết mổ tại nhà nên nước thải được xả ra ao, hồ, thực phẩm không được kiểm dịch...Theo kết quả tổ hạng 2 trung quốc

Hoạt động giết mổ gia súc,ạtđộnggiếtmổgiasúcgiacầmởnôngthônHảiPhòngLỗhổnglớ<strong>hạng 2 trung quốc</strong> gia cầm ở nông thôn Hải Phòng: Lỗ hổng lớn
Do giết mổ tại nhà nên nước thải được xả ra ao, hồ, thực phẩm không được kiểm dịch...

Theo kết quả tổng hợp các điểm giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Tiên Lãng trong năm 2014, huyện có 269 điểm giết mổ được phân bổ trên tổng 22 xã, 1 thị trấn, trong đó: 215 điểm giết mổ lợn, 10 điểm giết mổ trâu bò và 44 điểm giết mổ gia cầm, tổng công suất gần 1.000 con/ngày. Báo cáo tổng hợp từ Trạm thú y huyện chỉ rõ, hầu hết các điểm giết mổ bằng phương pháp thủ công này vi phạm các quy định như: Nằm trong khu dân cư, không có hệ thống xử lý chất thải, không có chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, không được kiểm dịch...

Trao đổi về thực tế trên, ông Mai Công Việt - Trạm trưởng Trạm thú y huyện Tiên Lãng - cho biết, đa phần các điểm giết mổ đều tự phát trong dân. Đi kiểm tra, nhìn đâu cũng thấy sai phạm, nhưng để xử lý triệt để rất khó do địa phương chưa quy hoạch được lò giết mổ tập trung.

Mục sở thị tại một số cơ sở giết mổ trâu bò với công suất từ 5 - 10 con/ngày tại một số xã của các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão, chúng tôi nhận thấy sự sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý của các cấp, ngành, chính quyền địa phương đến sự “bỏ ngoài tai” các quy định “cần” và “đủ” của các chủ cơ sở giết mổ. Do không đủ điều kiện để được cấp phép cho hoạt động giết mổ nên người dân nhắm mắt làm liều, dẫn tới hệ lụy nghiêm trọng là quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng bị xâm phạm. Thực tế, chính quyền xã, huyện biết cái “liều” và sai phạm của người dân nhưng không xử lý.

Để giải quyết triệt để lổ hổng trên trong quản lý cần sự vào cuộc của lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng và các ngành chức năng liên quan. “Quy hoạch các điểm giết mổ tập trung” phục vụ nhu cầu đời sống người dân nông thôn, các vùng ngoại thành đang là “cơn khát” TP.Hải Phòng cần sớm giải quyết.

Trao đổi về thực trạng này, bà Vũ Thị Xuân - Chủ tịch UBND xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Bảo - cho hay: Định kỳ theo quý, UBND xã kết hợp với y tế huyện, Trạm thú y, Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn đến từng cơ sở giết mổ để kiểm tra. Hầu hết các cơ sở giết mổ đều sai phạm về nguồn gốc động vật, môi trường đến khoảng cách khu dân cư. Tuy nhiên, do trên địa bàn chưa quy hoạch được các điểm giết mổ tập trung nên không thể giải quyết được vấn đề này.

Chủ cơ sở giết mổ trâu bò Vinh Khôi, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Bảo thừa nhận: “Chúng tôi không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc động vật. Do giết mổ tại nhà nên nước thải được xả ra kênh, mương; thực phẩm khi đem ra chợ bán cũng không được các ngành chức năng kiểm dịch…”.

Một điểm chung mà nhóm phóng viên nhận được khi tới thực địa tại các cơ sở giết mổ này là câu nói của các chủ cơ sở “làm ăn nhỏ lẻ, lời lãi đáng bao nhiêu mà đầu tư”. Trên thực tế, để hiện thực hóa chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu chăn nuôi, giết mổ, chế biến đến bàn ăn, Dự án Lipsap đã hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở giết mổ tại một số xã. Đơn cử tại xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Bảo, DA Lipsap đã hỗ trợ nâng cấp 9 điểm giết mổ lợn cho người dân, như: Xây hầm Biogas, nâng cấp nơi giết mổ, dụng cụ đến bàn đựng thực phẩm… Tuy nhiên, sự tham gia của dự án trên chỉ như muối bỏ bể.