Chanel - nổi tiếng với những chiếc áo khoác vải tweed,ầnđầutiêncôngbốkếtquảkinhdoanhsauhơnnăsoi keo fiorentina túi xách tay hoa văn hình quả trám và nước hoa No5 - từ lâu đã gây tò mò cho ngành công nghiệp thời trang khi giữ kín những số liệu từ việc bán nước hoa, các bộ sưu tập quần áo, phụ kiện. Đây cũng là một trong số ít những thương hiệu từ chối bán hàng chính yếu trực tuyến.
Giám đốc tài chính của Chanel Philippe Blondiaux cho hay trong năm 2017, thương hiệu này đã đạt doanh thu 9,62 tỷ USD, tăng 11% so với năm trước đó, nhở doanh số bán ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 16,5%. Lợi nhuận của Chanel tăng 18,5% lên 1,79 tỷ USD.
Việc công bố kết quả kinh doanh này đã giúp Chanel, phần lớn nhờ mảng kinh doanh nước hoa và mỹ phẩm, cạnh tranh vị trí hàng đầu với Louis Vuitton của LVMH - ước có doanh thu đạt hơn 8 tỷ euro (9,2 tỷ USD)/năm.
Chanel, được thành lập năm 1910, cũng tiết lộ kế hoạch tái cơ cấu nội bộ, và theo ông Blondiaux, đang đầu tư vào công nghệ và dịch vụ kỹ thuật số có liên kết với các cửa hàng của họ. Số tiền chi vào các hoạt động này có thể tăng gấp đôi so với mức của năm 2017 là 429 triệu USD. Tuy các sản phẩm làm đẹp có thể mua trực tuyến, song các bộ sưu tập thời trang vẫn được bán trực tiếp tại các cửa hàng, ngay cả khi nhiều thương hiệu khác đang hưởng lợi từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử.
Tin tức cho hay Gucci, thương hiệu thời trang Italy của Kering, tháng này đã đề ra một kế hoạch tham vọng sẽ vượt qua Vuitton bằng cách đạt doanh số 10 tỷ euro, từ mức 6,2 tỷ euro (7,2 tỷ USD) năm 2017./.
Theo Vietnam+