Sáng nay,ởGDĐTHàNộinhậnHuânchươngLaođộnghạngNhấti le cuoc bong da hom nay nhân lễ kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục và đào tạo Thủ đô, Sở GD&ĐT Hà Nội được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Tại buổi lễ, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT điểm lại quá trình 70 năm thành lập và phát triển, giáo dục Hà Nội từ thuở sơ khai đến nay phát triển vững mạnh với quy mô gần 3.000 trường học các cấp, gần 2.3 triệu học sinh, và 130 nghìn giáo viên.
Trong lực lượng nhà giáo hùng hậu đó, đến nay đã có 342 nhà giáo được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”.
"Đây chính là nguồn lực quan trọng để Thành phố thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo theo hướng thực chất, hiệu quả và tiệm cận với nền giáo dục tiên tiến", ông Cương nhấn mạnh.
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT, Hà Nội hiện nay đã trở thành trung tâm giáo dục hàng đầu cả nước, với hệ thống trường học, đại học và các trung tâm nghiên cứu khoa học phát triển mạnh mẽ.
Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học từ năm 1990, trung học cơ sở năm 1999 và là một trong 4 địa phương đầu tiên của cả nước được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.
Đại diện Sở GD&ĐT khẳng định Hà Nội là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước về cả số lượng học sinh, giáo viên, trường học cũng như đầu tư vào cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục. Với sự phát triển không ngừng, giáo dục Hà Nội đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước, trở thành điểm sáng của ngành giáo dục Việt Nam.
Bước sang kỷ nguyên công nghiệp 4.0 với sự đổi mới và sáng tạo, ngành Giáo dục Thủ đô đã có định hướng phát triển cho thời cuộc mới, đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Phát biểu tại lễ, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhận định những thành quả của giáo dục Thủ đô đạt được trong 70 năm qua là tiền đề quan trọng, tạo đà để ngành giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua những thách thức mới, sứ mệnh mới để đáp ứng được nhu cầu phát triển của Thủ đô trong thời kỳ mới.
Bộ trưởng định hướng Hà Nội nên phát triển nền giáo dục thanh lịch, trong đó sự tôn nghiêm của nhà giáo được xem trọng, không có bạo lực học đường, không ép buộc học thêm, giảm khoảng cách giữa giáo dục mũi nhọn và giáo dục đại trà để học sinh ở khu vực nào, trường nào, lớp nào cũng được hưởng chất lượng giáo dục tốt nhất.
"Một nền giáo dục thanh lịch, hướng tới chuẩn quốc tế mới tạo dựng được con người thủ đô văn minh, thanh lịch, hội nhập",Bộ trưởng nhấn mạnh và tin tưởng Hà Nội hoàn toàn có thể xây dựng thành công nền giáo dục thanh lịch trên nền tảng đang có.
Hiểu Lam