BP - Việt Nam được biết đến như một điểm sáng về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trong khu vực. Hiện nước ta đã tiếp nhận đầu tư từ trên 100 quốc gia,vô địch quốc gia italia vùng lãnh thổ với khoảng 305 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ đem lại vốn đầu tư mà cả công nghệ tiên tiến, năng lực quản lý và kiến thức thị trường cho Việt Nam, góp phần nâng tầm các ngành công nghiệp, làm tăng trưởng năng suất. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, đến cuối năm 2016, khu vực FDI đã đóng góp khoảng 19% GDP của Việt Nam so với 10% năm 2000, nguồn vốn này cũng đóng góp khoảng ¼ tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tạo ra hàng triệu việc làm, tương đương với 7% lực lượng lao động trong nước. Đồng chí Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và lãnh đạo các sở, ngành nắm tình hình sản xuất của Công ty TNHH C&T Vina (chuyên nhuộm sợi, 100% vốn đầu tư nước ngoài) ở Khu công nghiệp Minh Hưng - Hàn Quốc (Chơn Thành) Những năm qua, thu hút đầu tư, nhất là thu hút đầu tư nước ngoài luôn được Bình Phước ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng công trình hạ tầng quan trọng, như giao thông, điện, nước, bưu chính - viễn thông, hạ tầng đô thị... và cụ thể hóa các chính sách nên tình hình thu hút đầu tư của tỉnh đã có những kết quả đáng mừng. 9 tháng năm 2017, toàn tỉnh thu hút 11 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 60,927 triệu USD. Lũy kế đến hết tháng 10, toàn tỉnh có 158 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 1.432,833 triệu USD. So với các tỉnh, thành trong khu vực, số doanh nghiệp (DN) FDI trên địa bàn tỉnh chưa nhiều, nhưng đã đóng góp nguồn thu không nhỏ cho ngân sách của tỉnh. Bên cạnh những đóng góp không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội thì những bất cập, hệ lụy mà khu vực FDI để lại cho Việt Nam cũng đáng lo ngại, nổi cộm là tình trạng ô nhiễm môi trường. Đỉnh điểm là thảm họa môi trường tại 4 tỉnh miền Trung vào tháng 4-2016 do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Đài Loan) gây ra. Bình Phước cũng không phải là ngoại lệ. Đơn cử như Khu công nghiệp (KCN) Minh Hưng - Hàn Quốc (Chơn Thành) có 100% vốn FDI. KCN này thu hút phần lớn DN chuyên sản xuất các mặt hàng (dệt nhuộm, luyện cán thép, sản xuất phụ tùng ôtô...) có mức độ gây ô nhiễm cao. Trước đây, do chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung nên tình trạng xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra môi trường diễn ra một thời gian dài, gây bức xúc dư luận. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, đến nay KCN này đã xây dựng hoàn thiện nhà máy xử lý nước thải tập trung, bảo đảm nước thải đưa ra môi trường đạt chuẩn quy định và cam kết sẽ không sử dụng nước ngầm phục vụ sản xuất. Để tránh tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh để đưa công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường vào sản xuất, tỉnh chủ trương không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế bằng mọi giá. Ngay trong chuyến thăm và kiểm tra tình hình thực tế tại các KCN cuối tháng 9 vừa qua, đồng chí Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã trực tiếp đến nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Minh Hưng - Hàn Quốc kiểm tra. Đồng chí đánh giá cao sự cố gắng của DN, đề nghị chủ đầu tư duy trì phát triển sản xuất bền vững; đồng thời yêu cầu chủ đầu tư phải xây dựng Minh Hưng - Sikico thành KCN kiểu mẫu với hệ thống hạ tầng đầy đủ, có nhà máy xử lý nước thải đạt chuẩn, không sử dụng nước ngầm phục vụ sản xuất và chú trọng kêu gọi đầu tư thuộc lĩnh vực không gây ô nhiễm môi trường. Một bất lợi nữa là khi khu vực FDI lớn mạnh thì các DN nhà nước đa phần làm ăn không hiệu quả, gây thất thoát lớn về nguồn lực, còn DN tư nhân thì hầu hết là DN vừa và nhỏ nên không thể chiếm lĩnh thị trường. Trao đổi với học viên lớp cao cấp lý luận chính trị C13 Bình Phước về chuyên đề “Tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở vùng Nam bộ”, tiến sĩ Trần Minh Tâm, Trưởng khoa Kinh tế, Học viện Chính trị khu vực II ví von, Samsung “hắt hơi” thì kinh tế Việt Nam “sổ mũi” để cảnh báo về nguy cơ phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào khu vực FDI. Minh chứng là sau sự cố sản phẩm Galaxy Note 7 của Tập đoàn Samsung bị cháy nổ, tháng 10-2016, Samsung phải dừng sản xuất và cho thu hồi các sản phẩm. Trong khi tổ hợp sản xuất điện thoại, linh kiện điện thoại của Samsung ở Việt Nam sản xuất khoảng 35% tổng sản lượng thiết bị di động của Samsung trên toàn cầu nên đã tác động ngay lập tức đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tại thời điểm đó. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, riêng lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 10-2016 đạt gần 2,84 tỷ USD, giảm 2,6% so với tháng 8-2016. Lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành kiểm tra hệ thống xử lý nước thải của Công ty TNHH C&T Vina (chuyên nhuộm sợi, 100% vốn đầu tư nước ngoài) ở KCN Minh Hưng - Hàn Quốc, huyện Chơn Thành Trong phiên làm việc ở tổ của Quốc hội về kinh tế - xã hội và ngân sách ngày 24-10-2017, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thành viên Thường trực Ban Bí thư cho rằng, về lâu dài nếu phát triển chỉ dựa vào FDI chưa phải là tốt. Ông cũng nêu quan điểm nội lực kinh tế của đất nước mới là quan trọng và đầu tư nước ngoài chỉ bổ sung cho nội lực phát triển. Theo các chuyên gia kinh tế, có rất nhiều rủi ro khi kinh tế phụ thuộc vào FDI. Sự thiếu liên kết giữa DN FDI và DN trong nước dẫn đến việc chuyển giao công nghệ chưa tốt, làm giảm năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của DN nước ta. Nếu không rút kinh nghiệm về vấn đề này thì khu vực FDI sẽ không giúp chúng ta xây dựng được một nền kinh tế tự cường mà trở thành nền kinh tế bị phụ thuộc. Vì thế, Việt Nam cần xây dựng chính sách quản lý, hệ thống pháp luật vừa đảm bảo hội nhập, tuân thủ cam kết quốc tế, vừa bảo vệ được mình và phát triển. Đồng thời hỗ trợ phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nhân lực, nhất là phải làm sao để người lao động và DN nước ta được chuyển giao, làm chủ các công nghệ hiện đại. Việt Nam cũng cần xây dựng được nền tảng của nền kinh tế, đó là ngành công nghiệp hỗ trợ để có thể chủ động trong mọi tình huống và phải đa dạng hóa các nhà đầu tư, không nên quá tập trung, quá lệ thuộc vào một hoặc một vài nhà đầu tư lớn. Thực tế đã nêu cho thấy, cả nước nói chung và Bình Phước nói riêng muốn thu hút và sử dụng hiệu quả FDI cần tạo điều kiện hấp dẫn để thu hút FDI từ các nước phát triển, các nước có công nghệ cao, công nghệ hiện đại. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động FDI để phát huy tác động tích cực, giảm thiểu những hạn chế và bất cập trong hoạt động của FDI. Để giảm bớt sự phụ thuộc của nền kinh tế vào khu vực FDI, Nhà nước phải tạo mọi điều kiện cho DN trong nước phát triển. Theo đó, ngoài chính sách hỗ trợ xây dựng các thương hiệu, sản phẩm chủ lực của Việt Nam, của tỉnh, Nhà nước phải tạo điều kiện cho DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu. Lâm Phương |