您的当前位置:首页 > La liga > 【soi kèo trận việt nam】Tạo dựng thương hiệu và phát huy giá trị của Hoàng mai Huế 正文

【soi kèo trận việt nam】Tạo dựng thương hiệu và phát huy giá trị của Hoàng mai Huế

时间:2025-01-11 08:48:24 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Dáng thế độc đáo của Hoàng mai HuếĐể hiểu thêm lễ hội Hoàng mai Huế lần thứ I – 2023 có những đặc sắ soi kèo trận việt nam

Dáng thế độc đáo của Hoàng mai Huế

Để hiểu thêm lễ hội Hoàng mai Huế lần thứ I – 2023 có những đặc sắc như thế nào; cũng như những kỳ vọng của các nghệ nhân,ạodựngthươnghiệuvàpháthuygiátrịcủaHoàngmaiHuếsoi kèo trận việt nam nhà vườn trồng Hoàng mai, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với một số nghệ nhân trồng mai nổi tiếng ở Huế và thành viên Hội Hoàng mai Thừa Thiên Huế.

Nghệ nhân Vĩnh Ký:

Hoàng mai là nét đặc trưng của Huế

Hoàng mai Huế là giống cây thân gỗ nhỏ tuổi thọ cao, có lộc xanh, cành lộc dày (dăm chi); hoa có cuống ngắn; 5 cánh màu vàng tươi, viền lượn sóng, mặt phẳng, các cánh xếp khít nhau; có hương thơm dịu nhẹ. Đây là đặc tính cảm quan của Hoàng mai Huế, dùng để phân biệt với các loại mai khác.

Hoàng mai Huế không có lá màu đỏ như hồng diệp mai của vùng Trung Trung bộ, hay nhiều cánh như hoa mai của miền Nam mà chỉ có 5 cánh, 6 cánh và lá xanh, cánh dày, vàng tươi rực rỡ, mang hương thơm nhè nhẹ, tinh khiết và thanh thoát rất riêng biệt. Lá Hoàng mai Huế thuôn dài và ít bo tròn hơn so với các giống mai khác. Hoàng mai Huế thường có 3 loại: mai Mỡ, mai Trâu và mai Sẻ. Nói đến Hoàng mai không chỉ có hoa mà các loại dáng thế; trong đó, nổi tiếng nhất ở Huế là thế mai “Lưỡng Long chầu nguyệt”.

Với sự khắc nghiệt của thời tiết, Hoàng mai Huế khó sinh trưởng và phát triển, nên từ đó, lại càng tôn nên vẻ đẹp, sự quý giá và quý phái của mai, từ dáng dấp tổng thể, đến thân, da, cành, lá và đặc biệt là hoa, cả hình thái, màu sắc lẫn hương thơm. Chính cái hiếm, cùng những giá trị độc đáo đó, đã mang lại sự quý giá của mai vàng xứ Huế, nên nó được định vị một cách trang trọng trong khu nhà vườn và đặc biệt là cả trong đời sống văn hóa Huế, mang nhiều ý nghĩa biểu tượng riêng có.

Cây mai gắn với đời sống văn hóa của người Huế; đặc biệt vào những ngày tết. Nhà nào cũng phải có một chậu mai, hoặc một nhành mai ở trong nhà. Người Huế quan niệm, Hoàng mai mạnh khỏe, sum suê cành lá, hoa nở sắc tươi hương thơm tỏa ngát dịu êm đúng dịp tết như chỉ dấu một năm mới an khang thịnh vượng, nên bỏ nhiều tâm sức để chăm sóc, bảo quản.

Nghệ nhân Nguyễn Thiện Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Hoàng mai Huế:

Quy tụ những tác phẩm đẹp nhất

Chỉ còn chưa đến một tuần nữa, lễ hội Hoàng mai Huế lần thứ I – 2023 sẽ được diễn ra tại Công viên Thương Bạc. Lễ hội kéo dài hơn 10 ngày, đúng vào dịp giáp tết. Vì thế, các nghệ nhân, nhà vườn Huế rất háo hức, quyết tâm để mang đến những tác phẩm đẹp nhất, góp phần tạo thành công, uy tín cho lễ hội có quy mô quốc gia lần đầu tổ chức tại Huế. Thật vinh dự khi Hội Hoàng mai Huế là đơn vị cùng phối hợp tổ chức.

Thành phần tham gia lễ hội sẽ là các nghệ nhân, chủ nhà vườn, là thành viên Hội Hoàng mai Huế và các tỉnh, thành phố có phong trào phát triển mạnh với những tác phẩm Hoàng mai đặc sắc. Dự kiến, lễ hội sẽ quy tụ 320 tác phẩm đẹp nhất; trong đó, 250 Hoàng mai loại trung (từ 0,5m đến dưới 1,2m) và 70 cây Hoàng mai loại lớn (trên 1,2m).

Công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất. Những tác phẩm Hoàng mai Huế mang đến trưng bày, triển lãm là những tác phẩm tinh túy, đặc sắc nhất của mỗi nghệ nhân. Các tác phẩm Hoàng mai Huế đang thời kỳ đẹp nhất, hoa tươi, nở đúng dịp dự thi... Vì vậy, chúng tôi rất kỳ vọng sẽ tạo ra một không gian tham quan, thưởng lãm hấp dẫn, thú vị đối với người dân và du khách khi đến Huế đúng dịp lễ hội diễn ra.

Trong lễ hội sẽ có hội thi các tác phẩm Hoàng mai đẹp, giá trị. Thành phần ban giám khảo sẽ gồm 5 chuyên gia, nghệ nhân trong tỉnh và 2 chuyên gia, nghệ nhân đến từ các tỉnh bạn, để bình chọn và tặng thưởng cho các tác phẩm đặc sắc một cách công tâm và khách quan nhất.

Ông Trương Tuấn Anh, Chủ tịch Hội Hoàng mai Huế:

Nâng tầm thương hiệu để phát huy hiệu quả hơn

Lễ hội Hoàng mai Huế lần thứ I – 2023 không chỉ dừng lại là một lễ hội thuần túy, mà thông qua đó khẳng định giá trị, xây dựng thương hiệu xứ sở mai vàng và đặc biệt phát huy giá trị của Hoàng mai Huế.

Đã đến lúc cần đánh giá và phát triển Hoàng mai Huế theo hướng ngành kinh tế cho Huế. Chúng tôi đã vào làng mai An Dương, Bình Định để tham quan phương pháp trồng mai của tỉnh bạn. Mỗi năm, chỉ riêng làng mai này xuất ra thị trường đến vài vạn cây mai, giá từ 500 nghìn đồng đến 5 triệu đồng. Tổng doanh thu khoảng 190 tỷ đồng mỗi năm. Riêng thị trường Huế tiêu thụ hơn 1.000 cây mai của làng hoa này. Nhìn lại Huế, Hoàng mai là loại cây rất đặc trưng, vì vậy, lễ hội lần này như là bước khởi động để nhân rộng và khai thác Hoàng mai theo hướng kinh tế tốt hơn.

Ngay sau lễ hội, Hội Hoàng mai Huế sẽ hình thành một mô hình vườn mai bon sai tầm trung, giá trị kinh tế từ 1-10 triệu đồng. Đây sẽ là nơi để người dân đến giao lưu, học hỏi cách chăm sóc, cách tạo dáng cho mai; nơi nghiên cứu phối hợp chuyển giao quy trình chăm sóc mai ra hoa đúng dịp tết. Hội hướng đến ai cũng có thể trồng mai và phát triển kinh tế từ cây Hoàng mai.

QUANG SANG

(thực hiện)