游客发表
发帖时间:2025-01-25 14:51:37
Quy định áp mã HS
TheảiđápvướngmắcápmãHSvàđánhgiárủnhan dinh bong da uc hom nayo Công ty CP Hóa chất Minh Đức - Hải Phòng, Hải quan cửa khẩu yêu cầu áp mã HS không trùng với mã HS NK của người mua gây khó khăn cho việc XK hàng hóa của DN. Do đó, DN đang lúng túng bởi làm thế nào để áp mã HS giống như người mua yêu cầu?
Trả lời DN, Tổng cục Hải quan cho biết, việc phân loại hàng hóa phải theo quy định của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới, và được quy định cụ thể tại Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14-11-2011 của Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa XNK Việt Nam, Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12-4-2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa XK, NK. Nếu mã HS mà cơ quan Hải quan cửa khẩu yêu cầu không trùng với mã HS của người mua nhưng việc phân loại hàng hóa đã được thực hiện đúng quy định thì phải áp dụng mã số hàng hóa do cơ quan Hải quan xác định. Trường hợp DN không đồng ý với mã số do cơ quan Hải quan cửa khẩu xác định thì DN thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Để tránh khai sai thuế NK, Công ty TNHH Sơn AKZO NOBEL Việt Nam đề nghị Tổng cục Hải quan có một quy định rõ ràng hướng dẫn nhân viên Hải quan thực hiện đúng yêu cầu giám định nguyên liệu hóa chất mới tại Trung tâm PTPL phía Nam nhằm xác nhận HS Code và thuế NK chính xác ngay từ đầu.
Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3895/TCHQ-PTPL ngày 14-7-2010 thông báo Danh mục các mặt hàng chưa tiếp nhận phân tích phân loại (PTPL) tại Trung tâm PTPL và các Chi nhánh PTPL (Danh mục này được cập nhật theo năng lực và phát triển trang bị kỹ thuật của Trung tâm). Theo đó, đối với mặt hàng mà các đơn vị PTPL thuộc Tổng cục Hải quan chưa đủ điều kiện phân tích thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục mới được đưa mẫu hàng đến các cơ quan, tổ chức giám định bên ngoài để phân tích như Trung tâm PTPL 3 hoặc đơn vị giám định khác. Tổng cục Hải quan cho rằng, để DN biết mặt hàng NK của mình có được lấy mẫu để PTPL tại Chi nhánh PTPL phía Nam hay không, DN nên gửi văn bản hỏi trực tiếp đến Chi nhánh PTPL phía Nam hoặc Tổng cục Hải quan để có trả lời về vấn đề này.
Trong trường hợp hàng XNK của DN thuộc phạm vi tiếp nhận PTPL của Trung tâm PTPL, nhưng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục yêu cầu gửi giám định tại cơ quan, tổ chức giám định không thuộc Tổng cục Hải quan thì đề nghị DN phản ánh từng trường hợp cụ thể để Tổng cục Hải quan chấn chỉnh.
Vướng đánh giá rủi ro
Công ty CP Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành phản ánh, từ 15-9-2013 đến nay, ngày nào DN cũng có ít nhất 1 tờ khai XK phân luồng Đỏ. DN có hỏi với lý do gì mà DN bị phần luồng Đỏ nhiều như vậy thì cơ quan Hải quan báo DN đã bị đưa vào diện cảnh báo rủi ro cao hơn trước đây. DN lý giải, hơn 20 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, DN chưa từng làm gì sai và bị phạt vi phạm ở cấp Cục, cũng không nợ thuế quá hạn. Do đó, DN đề nghị cơ quan Hải quan chỉ cho DN biết bị lỗi gì để DN khắc phục.
Để tạo thuận lợi cho DN, Tổng cục Hải quan cho biết, từ 15-9-2013 đến 30-11-2013, DN đã mở 161 tờ khai XK, trong đó 37 tờ khai được phân luồng kiểm tra thực tế hàng hoá. Việc đánh giá rủi ro, phân luồng kiểm tra đối với các lô hàng XK của DN được thực hiện theo quy định tại Khoản 1a, Điều 15, 28, 29, 30 của Luật Hải quan. Còn đối với các tờ khai thuộc loại hình tái xuất hàng được trả lại để tái chế, ngoài quy định tại các điều khoản nêu trên, các tờ khai đó còn được điều chỉnh theo quy định tại Điều 51 và Khoản 3 Điều 121 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 6-12-2010, Điều 55 và Khoản 3 Điều 120 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10-9-2013, Điều 48 Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15-11-2012.
Cũng thắc mắc về áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan, Công ty TNHH KAI Việt Nam đang băn khoăn bởi DN bị phạt vi phạm hành chính 3 lần về sửa tờ khai sau 60 ngày thông quan trong vòng 1 năm thì có bị tăng số lần bị luồng Đỏ không?
Theo Tổng cục Hải quan, việc công ty bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá tuân thủ pháp luật, do đó tác động đến phân luồng kiểm tra đối với hàng hoá xuất NK của DN.
Công ty TNHH Vietnam Nippon Seiki cho biết, vào tháng 12-2012 Chi cục Hải quan Bắc Thăng Long từ chối 8 C/O Form E của DN do C/O không đánh dấu vào ô "Third - Country Invoicing" và không ghi thông tin về tên và nước phát hành Invoice vào ô số 7. Ngay sau đó, DN đã yêu cầu phía Trung Quốc sửa đổi, bổ sung thông tin vào C/O nhưng phía Trung Quốc xác nhận không thực hiện sửa chữa bổ sung mà chỉ cấp mới thay thế. Tuy nhiên, 8 C/O này không được chấp nhận vì theo Chi cục Hải quan Bắc Thăng Long thì xác nhận của cơ quan cấp C/O phải được gửi trực tiếp đến cán bộ đầu mối của Tổng cục Hải quan theo đường bưu điện để kiểm tra và xác nhận. DN đề nghị được hướng dẫn để xác minh được tính hợp lệ của 8 C/O cấp mới thay thế nói trên.
Theo Tổng cục Hải quan, hiện nay, Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN- Trung Quốc (ACFTA) không có quy định về việc cấp C/O thay thế cho C/O bị lỗi. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho DN, cơ quan Hải quan Việt Nam sẽ xem xét, quyết định khi có xác nhận từ phía cơ quan cấp C/O của Trung Quốc. Việc xác nhận này phải được thực hiện theo đúng quy định tại Hiệp định ACFTA.
Như vậy, đối với 8 C/O cấp thay thế cho 8 C/O bị lỗi mà DN nêu, cơ quan Hải quan sẽ xem xét, quyết định khi cán bộ đầu mối của Tổng cục Hải quan nhận được xác nhận việc cấp thay thế 8 C/O này từ cán bộ đầu mối của Trung Quốc (dưới dạng văn bản chính thức, qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử). DN có thể liên lạc với cơ quan cấp C/O của Trung Quốc, nơi cấp thay thế 8 C/O này, để thông báo về nội dung trên và đề nghị cơ quan cấp C/O liên hệ với cán bộ đầu mối phía Trung Quốc thuộc Hiệp định ACFTA để cán bộ này gửi xác nhận đến cán bộ đầu mối phía Việt Nam.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接