TheĐềxuấtbổsungchứcnăngđiềutrabanđầuchocơquanthuếnhận định bóng đá kèo nhà cái 2o Bộ Tài chính, nếu cơ quan thuế được quyền điều tra, thì việc giải quyết các vụ án liên quan đến trốn thuế, gian lận thuế sẽ được xử lý nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo sự công bằng đối với người nộp thuế.
Tỷ lệ vụ án được xử lý thấp
Việt Nam ngày càng tham gia sâu hơn vào thị trường kinh tế thế giới, cùng với đó là sự xuất hiện các loại hình công ty liên danh, liên kết, các tập đoàn công ty đa quốc gia. Các hành vi gian lận, trốn thuế xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là những hành vi gian lận thuế trong lĩnh vực mới như: Gian lận thông qua chuyển giá, báo lỗ giá nhằm trốn thuế, kinh doanh thương mại điện tử, hoàn thuế xuất nhập khẩu… Các hành vi này được thực hiện với quy mô ngày càng lớn, có tổ chức, mở rộng phạm vi liên quốc gia, với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi và có diễn biến phức tạp.
Ở nước ta, cơ quan thuế do chưa được giao quyền điều tra các hành vi tội phạm về thuế, nên toàn bộ các vụ vi phạm có dấu hiệu hình sự đều chuyển sang cơ quan công an để điều tra, khởi tố vụ án. Ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) cho biết, tỷ lệ các vụ xử lý được còn thấp do hành vi vi phạm pháp luật về thuế phức tạp, đa dạng, diễn ra trên phạm vi rộng, có liên quan đến chứng từ, sổ sách, kế toán… Quá trình điều tra, trưng cầu giám định thường bị chậm trễ, dẫn đến việc truy thu tiền trốn thuế, tiền thuế bị chiếm đoạt không kịp thời, tác dụng răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế bị hạn chế.
Cũng theo đại diện Tổng cục Thuế, do đặc thù trong công tác điều tra vụ án cần có thời gian và đảm bảo bí mật thông tin, nên việc đối chiếu tiến độ vụ việc giữa hai ngành Công an và Thuế chưa được thực hiện thường xuyên. “Ngay cả nếu việc này được tiến hành, thì hai ngành cần có một nguồn lực, thời gian và chi phí lớn cho việc này, vì số lượng thông tin là rất lớn và địa bàn rộng, trải dài trên khắp cả nước”, ông Huy nói.
Cơ quan thuế nên được quyền điều tra ban đầu
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, qua rà soát, trong giai đoạn 2011 - 2015, cơ quan thuế đã chuyển sang cơ quan công an 16.087 vụ việc vi phạm pháp luật thuế. Trong đó, thông tin về tội phạm là 15.692 trường hợp; kiến nghị khởi tố 395 trường hợp có chứng cứ rõ ràng; còn lại cơ quan công an chỉ coi là tin báo trong công tác phối hợp và đề nghị cơ quan thuế phân tích trong số 15.692 trường hợp nêu trên, có bao nhiêu trường hợp có dấu hiệu phạm tội. Việc này chỉ có thể được thực hiện qua công tác điều tra, thu thập chứng cứ.
“Việc điều tra quy định bổ sung trong Luật Quản lý thuế, về bản chất là công tác điều tra ban đầu, không chồng chéo với công tác điều tra chuyên sâu của các cơ quan chức năng khác. Quy định này tốt cho toàn hệ thống quản lý của Nhà nước; tăng cường sự phối, kết hợp với các ban, ngành có liên quan; tiết kiệm nguồn nhân lực cho hệ thống điều tra hiện hành và đảm bảo tránh phiền hà cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính”, ông Huy khẳng định.
Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, nếu bổ sung thẩm quyền điều tra cho cơ quan thuế, sẽ góp phần giảm tải một khối lượng công việc rất lớn cho cơ quan điều tra chuyên trách; giúp cho cơ quan điều tra chuyên trách thực hiện điều tra tội phạm trong lĩnh vực thuế hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cơ quan thuế có thể phát huy nguồn lực sẵn có với đội ngũ cán bộ có năng lực, chuyên môn chuyên sâu về nghiệp vụ thuế, tránh kéo dài thời gian xác minh hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Đồng thời, tránh để lọt tội phạm trong lĩnh vực thuế, đem lại công bằng cho các đối tượng nộp thuế.
*Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa Việt Nam:
Giảm gánh nặng điều tra cho cơ quan chức năng
Ông Tô Hoài Nam |
Trước nay, các hành vi vi phạm luật pháp về thuế có dấu hiệu hình sự đều chuyển sang cơ quan điều tra xử lý, khởi tố. Điều này gây bất cập, dẫn đến tỷ lệ xử lý hiệu quả chưa cao. Đây là lĩnh vực phức tạp, có tính chuyên môn nghiệp vụ khá cao, từ chứng từ, sổ sách cho đến chế độ kế toán, thanh toán…, trong khi cơ quan điều tra còn hạn chế về lực lượng thực hiện, không chuyên sâu về nghiệp vụ.
Do đó, khi giao chức năng điều tra ban đầu cho cơ quan thuế, chúng ta sẽ khắc phục được những bất cập đó. Đồng thời, giảm tải một khối lượng công việc khá lớn cho các cơ quan điều tra chuyên trách. Ngoài ra, đề xuất này cũng sẽ có tác động tích cực trong việc giảm thời gian xác minh hành vi vi phạm pháp luật về thuế, kịp thời xử lý các vụ việc vi phạm.
* Ông Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO:
Cần nhanh chóng giao thẩm quyền điều tra ban đầu cho cơ quan thuế
Ông Trương Thanh Đức |
Thuế là lĩnh vực rất quan trọng đối với nền kinh tế và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các vi phạm về thuế cũng rất phức tạp, trong khi các cơ quan ngoài cuộc rất khó nhận diện, phát hiện để xử lý kịp thời, chính xác các hành vi gian lận, mà phải phụ thuộc vào ý kiến của cơ quan thuế.
Đặc biệt, với thực trạng ngày càng có nhiều vụ việc vi phạm về thuế với quy mô ngày càng lớn, thủ đoạn tinh vi thì sự phát hiện và ngăn chặn kịp thời sẽ không chỉ góp phần quan trọng vào việc đảm bảo nguồn thu mà quan trọng hơn là giúp môi trường kinh doanh minh bạch, trong sạch và công bằng hơn, hạn chế tối đa những gian lận, vi phạm trong lĩnh vực thuế.
Vì vậy, theo tôi cần nhanh chóng giao thẩm quyền điều tra ban đầu cho cơ quan thuế. Đi kèm với đó, cũng cần có những quy định nhằm hạn chế mặt trái để ngăn chặn hành vi lạm quyền, sai trái của cán bộ thực thi, đảm bảo sự khách quan, công bằng và minh bạch.
* Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam:
Công cụ tốt để quản lý thuế hiệu quả hơn
Bà Nguyễn Thị Cúc |
Trên thế giới đã có một số nước thực hiện giao chức năng điều tra ban đầu cho cơ quan thuế, chẳng hạn như Nhật Bản và đã rất thành công trong việc quản lý thuế, xử lý các vi phạm pháp luật về thuế.
Mỗi ngành có một chức năng chuyên môn riêng và thuế là một lĩnh vực khá phức tạp, đòi hỏi tính chuyên môn cao. Nếu các cơ quan khác thực hiện, nghiệp vụ không chuyên sâu, phải đối chiếu qua cán bộ thuế sẽ tốn thời gian và cả chi phí điều tra. Để cơ quan thuế thực hiện chức năng điều tra, quá trình thực hiện có tính liên hoàn nên sẽ chủ động và chính xác hơn. Đồng thời, cán bộ thuế khi thực hiện chức năng điều tra thuế, phù hợp về nghiệp vụ và đúng chức năng chuyên môn nên sẽ tránh được các sai sót, giúp rút ngắn thời gian cũng như giảm chi phí, nhân lực…
Do vậy, việc giao cho cơ quan thuế quyền được điều tra ban đầu sẽ là công cụ tốt để quản lý thuế hiệu quả hơn và giúp cho việc xử lý các vi phạm được hiệu quả hơn.
Nhật Minh - Tố Uyên