您现在的位置是:World Cup >>正文

【xem kết quả bóng đá đêm nay】Trồng rau, màu để ứng phó với khô hạn

World Cup571人已围观

简介Hiện không ít nông hộ trên địa bàn tỉnh đang tích cực chuyển ...

Hiện không ít nông hộ trên địa bàn tỉnh đang tích cực chuyển sang trồng rau,ồngraumuđểứngphvớikhhạxem kết quả bóng đá đêm nay màu trên nền đất ruộng nhằm chủ động ứng phó với nguy cơ khô hạn gay gắt do biến đổi khí hậu gây ra, góp phần cải tạo lại đất canh tác, gia tăng năng suất, ổn định kinh tế gia đình.

Dưa hấu là loại cây màu thường được người dân trên địa bàn tỉnh lựa chọn để canh tác vào mùa khô hàng năm.

Vào năm 2015, anh Đỗ Phát Đạt, ở ấp Nhơn Thuận 1A, xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, đã mạnh dạn bỏ vụ lúa Hè thu để chuyển sang trồng dưa hấu trên nền đất ruộng bằng phương thức vẹt lỗ sau khi được trải 1 lớp rơm mỏng, thay vì sử dụng màng phủ nông nghiệp. Chưa kể là lúc đó, anh chỉ mới “chân ướt, chân ráo” thực hiện mô hình nên kỹ thuật canh tác còn khá hạn chế. Thế nhưng sau 2 tháng chăm bẵm, năng suất ruộng dưa ước đạt trên 2 tấn/công, bán với giá 4.000 đồng/kg.

Cho nên sau khi trừ chi phí đầu tư, 3 công dưa hấu đầu tay đã mang về cho gia đình anh khoản lợi nhuận hơn 15 triệu đồng. “Thật ra, so với việc trồng dưa trên màng phủ thì không bằng, nhưng mô hình trồng dưa hấu theo phương thức vẹt lỗ trên rơm rất đơn giản, lại thêm chi phí đầu tư thấp. Theo đó, chỉ cần bỏ công phủ rơm, giăng dây, rải thuốc phòng ngừa côn trùng gây hại trước khi gieo hạt, lấp tro rồi tưới nước là xong. Ngoài ra, không cần phải mất thời gian cắt đọt, chỉ cần bón phân, phun xịt thuốc đúng thời điểm, trung bình mỗi dây có thể để từ 2-3 trái cũng được”, anh Đạt chia sẻ.

Từ những ưu thế trên, mô hình trồng dưa hấu theo phương thức vẹt lỗ trên nền đất ruộng luôn được nông dân ở huyện Châu Thành A áp dụng vào mùa khô hàng năm. Cách làm này không chỉ giúp họ cải tạo lại đất để chuẩn bị gieo sạ vụ lúa tiếp theo mà còn chủ động thời gian, làm thuê mướn kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Cũng theo anh Đạt, vài năm trở lại đây, phương thức luân canh cây trồng trên nền đất ruộng được người dân địa phương thực hiện khá bài bản, hầu hết là trồng các loại rau, màu như: bầu, bí, mướp, bắp cải, khổ qua, đậu bắp, dưa hấu… Vì thế, năng suất mang lại khá cao, góp phần gia tăng lợi nhuận trên cùng diện tích canh tác.

Có thể nói, tùy vào điều kiện thổ nhưỡng của từng địa phương mà người dân trong tỉnh lại có hướng chuyển đổi phù hợp. Đáng kể là từ khi tỉnh ta triển khai thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thì không khí phá bỏ vườn tạp, cải tạo đất lúa chuyển sang trồng cây có múi, rau, màu diễn ra nhộn nhịp. Cho nên, về lại vùng đất phèn, mặn quanh năm ở huyện Long Mỹ vào thời điểm này, không khó bắt gặp hình ảnh người dân tích cực chuyển hướng canh tác theo những mô hình kinh tế kết hợp mới như chanh không hạt - khóm, mãng cầu xiêm - cá ao, dưa lê - lúa...

Ông Cao Văn Thế, ở ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, cho hay: Ở đây, do điều kiện tự nhiên, nên bước vào giai đoạn cao điểm mùa khô thì nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất thường xuyên thiếu hụt. Vì thế, để bám đất, bám vườn buộc nhà nông phải lựa chọn cây, con giống phù hợp, có giá trị kinh tế cao để sản xuất, trong đó có dưa lê. Đây là loại dưa hạn chế nước tưới; còn kỹ thuật canh tác không quá cầu kỳ, chỉ cần lên liếp thấp, che màng phủ, đào đường mương nhỏ để giữ lượng nước vừa đủ là có thể giúp cây phát triển tốt, năng suất thấp nhất cũng đạt từ 1,5-2 tấn/công. Trong khi đây là loại dưa đang được thị trường ưa chuộng, thương lái thu mua với mức giá ổn định từ 5.000-7.500 đồng/kg. Cho nên, mỗi công dưa cho lợi nhuận từ 4 triệu đồng trở lên.

Bà Trần Hồng Tim, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vị Thủy, cho rằng chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với tình hình thực tế địa phương là hướng đi cần thiết. Bởi lẽ, ngoài việc xác định cây lúa là sản phẩm phát triển chủ lực thì người dân cần trồng xen và luân canh thêm các loại rau, màu ngắn ngày khác. Điều này, giúp bà con hạn chế rủi ro trong sản xuất, góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình. Tính trong 3 tháng đầu năm nay, diện tích trồng rau, màu ở các địa phương trong huyện có chiều hướng gia tăng, đạt khoảng 200ha, tập trung chủ yếu ở xã Vị Thủy, Vĩnh Thuận Tây và thị trấn Nàng Mau.

“Từ những lợi thế trên, tới đây, ngành nông nghiệp huyện sẽ tiếp tục khuyến khích người dân chuyển đổi theo hướng Đề án 1.000 (Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020). Trước hết là tiến hành phá bỏ vườn tạp, trồng rau màu và cây ăn trái có giá trị khác. Mặt khác, đơn vị còn dự kiến trong năm nay sẽ xem xét lựa chọn 5 nông hộ trên địa bàn để triển khai thực hiện 5 mô hình trồng rau ăn lá lưu gốc thí điểm, với diện tích từ 200-500m2/hộ, đồng thời kết hợp lắp đặt hệ thống tưới phun tự động, tiết kiệm nước, tìm kiếm thị trường tiêu thụ để giúp người dân ổn định sản xuất, lâu dài”, bà Tim thông tin.

Bài, ảnh: CHÍNH VŨ

Tags:

相关文章