当前位置:首页 > Thể thao > 【ti so va ti le 2in1】Chuẩn bị kỹ các yếu tố cho mục tiêu xuất khẩu thủy sản

【ti so va ti le 2in1】Chuẩn bị kỹ các yếu tố cho mục tiêu xuất khẩu thủy sản

2025-01-10 15:56:00 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777
Tạo đà bứt phá cho xuất khẩu thủy sản
Việt Nam tham vọng sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới
EVFTA tiếp tục tạo đà cho xuất khẩu thuỷ sản về đích
Gia tăng sản lượng, chuẩn bị một nguồn nguyên liệu chất lượng tốt là yếu tố quan trọng giúp XK thủy sản đạt mục tiêu đề ra trong nhiều năm tới.	 Ảnh: N.Thanh
Gia tăng sản lượng, chuẩn bị một nguồn nguyên liệu chất lượng tốt là yếu tố quan trọng giúp XK thủy sản đạt mục tiêu đề ra trong nhiều năm tới. Ảnh: N.Thanh

Liên quan tới câu chuyện phát triển ngành thủy sản, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 339/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đáng chú ý, mục tiêu cụ thể đặt ra là phấn đấu đến năm 2030, giá trị sản xuất thủy sản đạt 3 - 4%/năm; tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn; giá trị kim ngạch XK thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD…

Từ góc độ đại diện DN, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, để đạt được con số sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn, DN rất ủng hộ các nhiệm vụ, đề xuất đặt ra. Muốn tăng sản lượng phải có nhiều nỗ lực đầu tư vệ hạ tầng trong đó có câu chuyện phòng chống dịch bệnh trên thủy sản. “Kinh phí nếu ít, thiếu thì đề xuất Bộ và Cục Thú y xem xét có điều chỉnh để cân bằng. Hiện nay, nhiều nhóm hàng ngành nông nghiệp đang phấn đấu để trở thành nhóm hàng hóa XK. Trong khi đó, thủy sản đã là nhóm hàng hóa XK rồi, có mà không giữ thì sẽ dần bị đuối”, ông Nam nói.

Phó Tổng thư ký VASEP đặc biệt nhấn mạnh tới vấn đề đáp ứng các yêu cầu tăng cao, phi thuế quan của thị trường NK. Khi hội nhập ngày càng nhiều, thuế giảm xuống thì chuyện phi thuế ngày càng có chiều hướng tăng lên. Hiện mỗi năm, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhận hơn 3.000 đề nghị từ các quốc gia liên quan đến vấn đề phi thuế. Trong nền tảng cho sản xuất, ngoài chuyện đảm bảo tiêu chí cho XK còn tiêu chí nữa là các chương trình an toàn dịch bệnh của từng chuỗi, từng DN phải nhân rộng hơn, có sự ủng hộ của quốc gia và của Bộ NN&PTNT.

“Bản chất chúng ta đang cố gắng sử dụng nguồn lực của công nghệ chế biến, thị trường tốt, trợ lực của các FTA. Khâu sản xuất sẽ là khâu trọng yếu trong đầu tư 10 năm tới. Chúng tôi rất lo lắng cho vùng nguyên liệu. Nói có số lượng nguyên liệu là chưa đủ mà phải có nguồn nguyên liệu tốt thì cạnh tranh quốc gia và DN sẽ khác. Ấn Độ hiện có sản lượng nhưng nguyên liệu chưa được đánh giá tốt, Việt Nam đang có lợi. Cộng đồng DN kể cả DN đã có đầu tư khâu nuôi hay chưa đầu tư khâu nuôi, công tác phòng chống dịch sẽ là yếu tố đảm bảo cho chúng ta có nguồn nguyên liệu phục vụ chào hàng hay ký đơn hàng”, ông Nam đánh giá.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phân tích, ngành khai thác thủy sản của Việt Nam những năm qua tăng trưởng khá cao. Theo tài liệu nghiên cứu cho thấy, nguồn lợi thủy sản trước đây là 4,36 triệu tấn nhưng hiện nay đang suy giảm nhanh. Do đó, định hướng chung là giảm sản lượng khai thác từ 3,8 triệu tấn xuống 2,8 triệu tấn, đi kèm với đó là phải ngắn với bảo tồn thủy sản.

“Về nuôi trồng, dư địa của Việt Nam rất lớn. Nuôi trồng không chỉ là ở nội đồng mà chúng ta có không gian 1 triệu km2 biển, nếu chúng ta chỉ nuôi trồng 500.000km2 thôi thì sản lượng sẽ rất lớn. Tuy nhiên, để phát triển nuôi trồng thủy sản thì cần chú trọng đến giống, vật tư nông nghiệp và hạ tầng thủy sản. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực chế biến, phát triển thị trường”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, về cơ chế chính sách, sẽ phải tính đến chuyện giao mặt nước biển, tín dụng thế nào, thị trường ra sao? Tất cả vấn đề này cần phải xem xét. Hiện nay, Việt Nam đang phấn đấu đạt vị trí thứ 3 trong XK thủy sản của thế giới. Mặc dù, năm qua Việt Nam đã XK được 8,6 tỷ USD, với trên 160 quốc gia, nhưng các quốc gia cũng đang áp dụng các hàng rào kỹ thuật phòng vệ thương mại, nên phải đáp ứng theo yêu cầu của thị trường.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đề cập đến góc độ cần cơ cấu lại các DN chế biến, XK thủy sản; gắn hoạt động của các DN này theo mô hình kinh tế tuần hoàn, theo chuỗi và nâng cao giá trị. “Về nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản, những năm qua chúng ta vẫn có những lô hàng bị trả lại do chưa kiểm soát chặt chẽ được môi trường nuôi, hoặc vấn đề tồn dư kháng sinh... Do đó, cần giải quyết căn bản các vấn đề này, qua đó, đạt được trị giá XK 14 - 16 tỷ USD trong giai đoạn tới”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读