【tứ kết cúp c1 châu âu】Đa dạng hóa thị trường Âu

 人参与 | 时间:2025-01-25 04:28:43

Bù lại sự tụt dốc của bạn hàng “cũ”,ĐadạnghóathịtrườngÂtứ kết cúp c1 châu âu tốc độ tăng trưởng tại thị trường ngách tăng cao

Theo số liệu công bố của Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương), năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với khu vực châu Âu - châu Mỹ đạt khoảng 208,3 tỷ USD. Thặng dư thương mại đạt gần 125 tỷ USD.

Chia sẻ với báo giới, ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho biết, năm 2023 thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước thị trường châu Âu - châu Mỹ có sự sụt giảm đáng kể, tới 9,5% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu giảm 9,6%, và nhập khẩu giảm 9,1%.

Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương) thống kê, năm 2023, tổng kim ngạch trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với các nước trong khu vực châu Âu ước đạt 72,3 tỷ USD, giảm 5,3%. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 53,3 tỷ USD, giảm 4,7% và nhập khẩu ước đạt gần 19 tỷ USD, giảm 6,8%. Thặng dư thương mại ước đạt 34,3 tỷ USD.

Tương tự như vậy, tổng kim ngạch trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với các nước châu Mỹ ước đạt 136 tỷ USD, giảm 11,6%. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 113,2 tỷ USD, giảm 11,7% và nhập khẩu ước đạt gần 22,8 tỷ USD, giảm 11%. Thặng dư thương mại của Việt Nam với thị trường châu Mỹ trong năm 2023 ước đạt 90,4 tỷ USD.

Điều đáng nói, lần đầu sau nhiều năm liên tục tăng trưởng ở mức cao, kim ngạch xuất khẩu của nước ta với một số thị trường trọng điểm như Hoa Kỹ, EU… giảm mạnh (Hoa Kỳ giảm 12,4%; EU giảm 6,7%).

Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang các thị trường này như máy móc, thiết bị; điện thoại, máy tính và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may, da giầy và túi xách; gỗ… đều chứng kiến mức sụt giảm khá cao, trung bình lên tới hơn 10% so với năm trước.

Tuy nhiên, đáng chú ý, điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu sang thị trường châu Âu - châu Mỹ, theo ông Tạ Hoàng Linh chính là tốc độ tăng trưởng ở những thị trường mới, thị trường ngách rất cao. Đơn cử, kim ngạch xuất khẩu sang các nước khối EFTA, EAEU, Trung Á, khối Mercosur ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Đa dạng hóa thị trường Âu - Mỹ để vực dậy xuất khẩu, thoát khỏi
Nông sản Việt được ưa chuộng tại nhiều thị trường Âu - Mỹ Ảnh: TL

Đơn cử với trường hợp của Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, thời gian qua nhu cầu mua hàng giảm mạnh, khiến các đối tác nhập khẩu truyền thống ở châu Âu, Hoa Kỳ dè chừng với kế hoạch nhập hàng, nhưng với chiến lược chủ động phát triển thêm các thị trường mới, doanh số xuất khẩu năm 2023 của công ty vẫn tăng 146%.

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, doanh nghiệp xuất khẩu đã chủ động và linh hoạt hơn, nhất là tư duy tránh rủi ro khi “bỏ trứng vào 1 giỏ”. Bên cạnh đó, có thể thấy, các giải pháp hỗ trợ khai thác, mở rộng thị trường; đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu; bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế, hỗ trợ hạn chế tác động tiêu cực, gỡ bỏ các rào cản thuế quan, phi thuế quan… của Bộ Công thương đã có hiệu quả. Đây cũng là nền tảng để các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục phát huy, chiếm lĩnh thị phần cao hơn nữa tại các thị trường mới trong năm 2024.

Chiến lược “đặc biệt” cho 4 thị trường Hoa Kỳ, EU, Mỹ Latin, SNG

Bộ Công thương đánh giá, năm 2024, bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đã có nhiều yếu tố tích cực hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Về quốc tế, tình hình kinh tế vĩ mô khả quan hơn khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã đưa ra những thông điệp ngừng tăng lãi suất và tiến tới xem xét giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng và tiêu dùng. Nhu cầu thị trường khu vực châu Âu, châu Mỹ từng bước phục hồi do lạm phát đã bắt đầu có xu hướng giảm; vấn đề hàng tồn kho cao đang dần được khắc phục.

Trong nước, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong thời gian qua ghi nhận nhiều kết quả tích cực; Việt Nam mới nâng cấp mối quan hệ lên Ðối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, hứa hẹn sự phát triển bền vững cho quan hệ thương mại giữa hai nước. Bên cạnh đó, các nỗ lực trong đẩy mạnh đàm phán, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trong thời gian qua sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh hơn cho hàng xuất khẩu của nước ta...

Bước sang đầu năm 2024, xuất khẩu sang các thị trường Hoa Kỳ và EU đã bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc. Theo dự báo của Bộ Công thương, 2 khu vực này sẽ tiếp tục là các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam với nhiều cơ hội gia tăng trở lại các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Đặc biệt, Bộ Công thương đã xây dựng 4 Chiến lược phát triển các thị trường trong khu vực châu Âu - châu Mỹ gồm Hoa Kỳ, EU, Mỹ Latin và SNG (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập) để kịp thời điều chỉnh và thích nghi với những biến động không ngừng của tình hình thị trường thế giới cũng như xu hướng mới trong thương mại quốc tế.

Đồng thời chỉ đạo hệ thống Thương vụ Việt Nam tại khu vực châu Âu - châu Mỹ hỗ trợ các địa phương, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, tháo gỡ khó khăn, mở rộng thị trường tại khu vực này.

Theo đó, sẽ nắm sát tình hình, cập nhật về biến động và xu hướng của các thị trường, chính sách ảnh hưởng tới thương mại với Việt Nam, từ đó kịp thời đưa ra cảnh báo cho cộng đồng doanh nghiệp và tham mưu cho Chính phủ các phản ứng chính sách phù hợp.

Đa dạng hóa thị trường Âu - Mỹ để vực dậy xuất khẩu, thoát khỏi
Xuất khẩu sang các thị trường Âu - Mỹ bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc. Ảnh: TL

Đáng chú ý, về nhóm giải pháp phát triển thị trường, Bộ Công thương sẽ phối hợp với các bên liên quan, hiệp hội, doanh nghiệp, địa phương triển khai 4 Chiến lược phát triển 4 khu vực thị trường từ nay tới năm 2030, theo đó đồng bộ thực hiện các giải pháp về thông tin thị trường, tận dụng FTA đã ký kết, cũng như các khung khổ hợp tác sẵn có để đa dạng hóa thị trường, mặt hàng và kênh phân phối.

Ngoài ra, công tác hỗ trợ doanh nghiệp sẽ được triển khai theo hướng cụ thể và sâu sát theo từng thị trường và ngành hàng; tập trung tăng cường nhận thức của doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu về các hướng tiếp cận mới với kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, nhằm mục đích thay đổi tư duy sản xuất của doanh nghiệp, khuyến khích áp dụng công nghệ, sử dụng năng lượng tái tạo để đáp ứng tiêu chuẩn và quy định ngày càng khắt khe của các nước phát triển.

Song song với đó, khắc phục những hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay về thông tin thị trường, khả năng tự chủ nguyên phụ liệu, năng lực sản xuất để đảm bảo yêu cầu thị trường, xây dựng thương hiệu…

Cuối cùng, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt thị trường, tận dụng các hiệp định thương mại tự do. Đây cũng là giải pháp nhiều chuyên gia kinh tế khuyến cáo, trong khó khăn càng phải chắt chiu những cơ hội, các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa ưu đãi FTA để được hưởng nhiều lợi ích từ thuế suất thấp, ưu đãi từ cơ chế hỗ trợ giữa các thành viên ký kết FTA, thông qua việc gỡ bỏ rào cản phi thuế quan.../.

顶: 776踩: 6