【western united vs sydney fc】Bài học từ dịch Ebola: Chìa khóa kết thúc Covid

 人参与 | 时间:2025-01-24 23:48:17

Trong một bài viết trên báo Los Angeles Times ngày 29/9,àihọctừdịchEbolaChìakhóakếtthúwestern united vs sydney fc các tác giả Bài viết David Heymann, Ashish Jha và Edward Kelley đã trích dẫn lời phát biểu này của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hồi tháng 4/2015 trước các nhà lãnh đạo thế giới về cuộc khủng hoảng dịch Ebola ở Tây Phi.

{ keywords}
Các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ bắt đầu ca trực tại một trung tâm điều trị Ebola ở Beni, Congo, hồi tháng 7/2019. Ảnh: AP  

Nhóm tác giả chỉ ra thêm rằng, tại hội nghị Covid-19 tuần trước, khi Tổng thống Joe Biden và nhóm của ông yêu cầu các nguyên thủ quốc gia và các lãnh đạo ngành công nghiệp hãy đưa ra cam kết mới để chấm dứt đại dịch Covid-19, họ dường như đã quên đi chính vấn đề mà ông Ban Ki-moon đã nêu ra 6 năm trước: dặm đường cuối cùng.  

Theo phân tích của ba chuyên gia, bối cảnh của hai cuộc họp tương đối khác nhau. Năm 2015, câu hỏi làm thế nào để tăng cường hệ thống y tế đã được chú trọng ngay từ ban đầu khi dịch bùng phát ở một số quốc gia. Đợt dịch đó tuy gây chết chóc nhưng kéo dài không lâu. Còn ngày nay, toàn thế giới vẫn đang chống chọi với Covid-19 sau gần 2 năm đại dịch bùng phát, lây lan và cướp đi mạng sống của hơn 65.000 người mỗi tuần.   

Tiến bộ đạt được trong cuộc chiến chống Covid-19 còn rất hạn chế, bởi vì chỉ 2% số người ở thế giới đang phát triển được tiêm ngừa virus SARS-CoV-2. Hầu hết các hệ thống y tế đã bị kéo căng. UNICEF và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, tình trạng gián đoạn trong tiêm chủng định kỳ đã khiến 23 triệu trẻ em bị lỡ các đợt chủng ngừa tiêu chuẩn trong giai đoạn 2020-2021, con số cao nhất trong một thập niên.

Tất cả những điều kể trên có nghĩa là phần lớn công việc nhằm giải quyết đại dịch này vẫn còn ở phía trước. Do vậy, cần phải hành động chắc chắn và khẩn trương để thực hiện những cam kết về hàng tỷ liều vắc xin, về các liệu pháp trị bệnh và oxy để cứu sống bệnh nhân, và về các cơ chế sẽ được áp dụng ở cấp độ toàn cầu, nhằm hỗ trợ chuẩn bị tốt hơn trong tương lai.  

Nhưng một yếu tố quan trọng còn chưa được đề cập trong các mục tiêu của hội nghị thượng đỉnh tuần trước: Chúng ta sẽ thực sự tiêm ngừa, cứu người và cải thiện khả năng sẵn sàng như thế nào để vươn tới hàng tỷ người vẫn chưa thể tiếp cận tốt các hệ thống chăm sóc sức khỏe hiệu quả? 

Về tiêm chủng toàn cầu, các ưu tiên hiện nay là phân phối 2,4 tỷ liều vắc xin cho thế giới đang phát triển vào cuối năm 2021 để đạt mốc tiêm chủng cho 40% dân số. Mỗi ngày, các đối tác toàn cầu đều cố gắng tạo ra hy vọng bằng những hình ảnh về vắc xin trên đường băng sân bay. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ 5 quốc gia cung cấp được 70% mục tiêu này. 

COVAX, cơ chế chia sẻ vắc xin được thực hiện phối hợp trên toàn cầu, đã phải cắt giảm 30% kế hoạch trong tháng 9. WHO cho biết, hơn 1/3 số quốc gia ở châu Phi đang chịu khoảng cách lớn về năng lực phân phối vắc xin đến cấp huyện, bởi vì các hệ thống phân phối "chặng cuối" bị gián đoạn, như lời Tổng thư ký Liên Hợp Quốc trích dẫn khi nói về chống dịch Ebola năm 2015.  

Đáng chú ý hơn, chúng ta không có đủ ống tiêm để thực hiện tiêm chủng toàn cầu. Theo các ước tính hiện nay, thế giới thiếu ít nhất 5 tỷ ống tiêm trong chiến dịch tiêm ngừa Covid-19. Năm 1999, một chính sách chung của WHO, UNICEF và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc đã kêu gọi tất cả các đối tác tài trợ cho "không chỉ vắc xin mà cả việc quản lý vắc xin an toàn".

Điêu gây lo ngại là hầu hết các khoản hỗ trợ hiện nay cho các quốc gia lại không hề có ống tiêm. Các chuyên gia ước tính, nếu như khoảng trống này không được bù đắp thì chúng ta có thể chứng kiến 2-3 triệu ca tử vong vì nhiễm trùng do tái sử dụng ống tiêm. 

Đưa trọng tâm trở lại với mục tiêu "cứu sống mạng người" cũng là điều cấp thiết. Cho đến nay, các giải pháp chủ yếu tập trung vào việc mua trang thiết bị thay vì tập trung vào đội ngũ cung cấp dịch vụ chăm sóc và tiêm chủng ở tuyến đầu. Điều cần làm hiện nay là phải đào tạo và triển khai các nhân viên y tế tuyến đầu, trong đó phải tìm ra cách thức để lực lượng y tế cộng đồng tham gia tích cực hơn vào các nỗ lực tiêm chủng, trong khi lực lượng y khoa tập trung vào Covid-19.

Trong khi đó, nỗ lực tái thiết các hệ thống bị gián đoạn vừa mới bắt đầu. Các cuộc tranh luận đã nhen lên tại Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) từ mùa xuân năm ngoái, và sẽ tiếp tục nổ ra sau hội nghị này. Cho đến nay, chủ đề gây tranh cãi nhất là làm thế nào để mở rộng quy mô sản xuất.

Một lần nữa, chúng ta lại chỉ tập trung vào các vấn đề "dặm đường đầu tiên" và bỏ qua những câu hỏi về cách thức các nước có thể thực sự quản lý phần cuối của chuỗi cung ứng vắc xin, đó là lấp đầy, hoàn thiện và phân phối vắc xin một cách an toàn cho dân chúng.

Hồi tháng 3/2015, các nước đã đưa ra cam kết được cho là sẽ giúp tạo ra một thế giới mà sẽ không thể có một đợt dịch Ebola nào nữa. Tuy nhiên, điều này không được như kỳ vọng, bởi vì mọi người quên đi phần quan trọng nhất: chặng đường cuối cùng.

Và cộng đồng quốc tế không thể để các cam kết của hội nghị vừa qua rơi vào cảnh tương tự, theo ba tác giả của bài báo.

David Heymann là giáo sư dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Trường Vệ sinh & Y học Nhiệt đới London. Ashish Jha là hiệu trưởng của Trường Y tế Công thuộc Đại học Brown. Edward Kelley là giám đốc y tế toàn cầu của tập đoàn ApiJect Systems Corp. chuyên về các loại thuốc tiêm.

>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

顶: 8踩: 46867