【nhận định club brugge】Khắc phục những bất cập trong quản lý, sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ
Tiêu hủy hơn 500 khẩu súng tự chế và vật liệu nổ thu gom trong dân. Ảnh: TTXVN phát |
Theo Bộ Công an, tình hình tội phạm sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ và dao để gây án đang ngày càng phức tạp; vì vậy, cần hoàn thiện các quy định pháp luật để kịp thời ngăn chặn, xử lý những nguy cơ gây mất an ninh, trật tự.
Còn "kẽ hở" về quản lý vũ khí
Thống kê từ Bộ Công an cho thấy, 5 năm qua, toàn quốc phát hiện 28.715 vụ, bắt giữ 48.987 đối tượng sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các loại dao và phương tiện tương tự dao.
Trong đó, số vụ sử dụng dao và phương tiện tương tự dao chiếm tới 58,6%, vũ khí thô sơ chiếm 29,7%, súng tự chế chiếm 6,2%. Tình hình tội phạm sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ và dao để gây án đang ngày càng phức tạp. Nhiều đối tượng dùng dao có tính sát thương cao (dao bầu, dao phay, dao quắm…) để giết người, với tính chất rất manh động, tàn ác.
Các loại dao luôn có sẵn trong cuộc sống hằng ngày, khi phát sinh mâu thuẫn thì sẵn sàng được sử dụng để tấn công nạn nhân. Thế nhưng, do luật hiện hành không quy định dao là vũ khí, hành vi sử dụng dao chỉ bị xử lý khi đối tượng phạm tội hình sự (giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích…), không thể xử lý theo hướng tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí.
Tương tự, các loại súng tự chế có thể gây hậu quả nguy hiểm như vũ khí quân dụng (một lần bắn có thể chết hoặc bị thương nhiều người). Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, súng tự chế không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và bị nghiêm cấm chế tạo, sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng.
Bộ Công an cho hay, từ những kẽ hở trên, nhiều đối tượng lợi dụng để chế tạo, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại súng tự chế, vũ khí thô sơ, dao… Việc này nếu không kịp thời ngăn chặn, xử lý sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự.
Đề xuất thêm một số hành vi bị nghiêm cấm
Để khắc phục bất cập đã nêu, Bộ Công an đề xuất trong dự thảo nhiều quy định mới về vũ khí. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (đang có hiệu lực) phân loại vũ khí gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Còn tại dự thảo, Bộ Công an đề xuất phân loại vũ khí gồm: vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ và vũ khí thể thao. Trong đó, súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng bắn đạn nổ, súng bắn đạn sơn, súng nén ga, súng nén khí, súng nén hơi… được bổ sung vào danh mục các loại vũ khí quân dụng.
Tương tự, dao có tính sát thương cao được bổ sung vào danh mục các loại vũ khí thô sơ. "Dao có tính sát thương cao" được định nghĩa là dao sắc, dao nhọn và dao sắc nhọn, có chiều dài lưỡi dao từ 20 cm trở lên hoặc dao có chiều dài lưỡi dao dưới 20 cm nhưng được hoán cải, lắp ráp để có công năng, tác dụng tương tự dao có tính sát thương cao.
Bộ Công an cũng đề xuất thêm một số hành vi bị nghiêm cấm như: nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, cải tạo, lắp ráp, sử dụng trái phép, chiếm đoạt vũ khí thô sơ, trừ dao có tính sát thương cao sử dụng vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt; nghiêm cấm mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra nơi công cộng; quảng cáo trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ…
相关推荐
- Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- Cần xây dựng các hàng rào kỹ thuật phù hợp để bảo vệ hàng Việt
- Bộ Giáo dục hướng dẫn điều chỉnh chương trình THCS và THPT vì dịch Covid
- Australia: Đề xuất thu phí chống tắc nghẽn giao thông ở thành phố lớn
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- Giờ học trên biển của cậu học trò 'mắc kẹt' ở tàu cá
- Con đường gập ghềnh để Đông Á – Thái Bình Dương vực dậy sau dịch
- Thái Lan thành lập Cục cảnh sát chống tội phạm công nghệ cao