【trận đấu câu lạc bộ bóng đá as monaco】Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái chia sẻ 5 yếu tố để phát triển doanh nghiệp
Kể từ khi Việt Nam thực hiện các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và mở cửa cho các doanh nghiệp,ủtịchTậpđoànPhúTháichiasẻyếutốđểpháttriểndoanhnghiệtrận đấu câu lạc bộ bóng đá as monaco nhà bán lẻ nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh tại thị trường trong nước đã thúc đẩy thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.
Cơ hội là vậy nhưng theo đánh giá của giới chuyên gia, trong tương lai gần, khi cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành vào năm 2015, các hàng hóa thông thường của các nước ASEAN sẽ được bãi bỏ 100% thuế suất thì đây lại là điều đáng lo ngại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, hàng hóa của Việt Nam khó có thể cạnh tranh khi các sản phẩm nước ngoài tràn vào.
Làm sao để đứng vững trên sân nhà là câu hỏi mà doanh nghiệp cũng như nhiều chuyên gia kinh tế đang trăn trở.
Tại buổi tọa đàm "Kinh tế 6 tháng đầu năm và chiến lược cho doanh nghiêp vừa và nhỏ" do Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức ngày 21-8, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái đã chia sẻ về 5 yếu tố để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới.
Thứ nhất, việc xác định lợi thế của chính doanh nghiệp là rất quan trọng. Doanh nghiệp Việt nên áp dụng nguyên tắc "bỏ trứng vào một giỏ" chứ không phải "bỏ trứng vào nhiều giỏ" bởi doanh nghiệp Việt không có nhiều nguồn lực. Thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam bươn chải quá nhiều, có phần hơi "tham lam" nên không thành công. Các sản phẩm dịch vụ cũng nửa chừng, đang làm cái này chuyển sang làm cái khác.
Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam thất bại là do không có chiến lược cụ thể. "Tôi đã từng có dịp đi cùng Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thẩm định doanh nghiệp để nhận giải nhưng khi đến doanh nghiệp thì thấy rằng, tổ chức của doanh nghiệp rất 'luộm thuộm'. Như vậy thì làm sao hội nhập được", ông Đoàn nói.
Do vậy, doanh nghiệp phải định hướng được ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nếu không doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng "vô phương hướng". Để định hướng phát triển, doanh nghiệp có thể nhờ cơ quan tư vấn, doanh nghiệp đi trước tư vấn.
Thứ ba, doanh nghiệp Việt không sáng tạo. Đơn cử như sản phẩm bánh đậu xanh của Việt Nam đã tồn tại và phát triểnmấy chục năm nay nhưng mẫu mã vẫn như vậy, không có sự cải tiến. Trong khi đó, nhìn sang bạn hàng là doanh nghiệp Hàn Quốc, chỉ trong thời gian rất ngắn họ có thể cho khách hàng xem một loạt các mẫu mã rất phong phú.
Thứ tư, hội nhập vào Cộng đồng kinh tế ASEAN đang đến rất gần, doanh nghiệp Việt Nam không còn nhiều thời gian. Doanh nghiệp nên chuẩn bị những việc phù hợp với nguồn lực, những cái sẵn có. Có những doanh nghiệp nêu ý tưởng muốn làm hệ thống cửa hàng nhỏ để phát triển kinh doanh nhưng để mở một cửa hàng tiện lợi phải mất 80.000 USD. Nếu không có nguồn lực mà vẫn cứ đầu tư thì doanh nghiệp cầm chắc thất bại.
Thứ năm, doanh nghiệp phải ý thức được một vấn đề quan trọng đó là sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp bán ra là cái nhìn thấy được nhưng cái lớn hơn đối với doanh nghiệp là giá trị doanh nghiệp. Nếu bán được sản phẩm đã là tốt nhưng nếu bán được doanh nghiệp mới là giỏi.
"Doanh nghiệp luôn lấy định giá doanh nghiệp làm "trục" để hoạt động. Cũng giống như việc trồng cây, nuôi con gì, chúng ta phải định hình được sau 5 năm nữa cây đó, con đó sẽ thành cái gì. Tức là, doanh nghiệp phải xác định nên đầu tư trong lĩnh vực nào để 5 hay 10 năm sau có thể định giá được doanh nghiệp", vị lãnh đạo của Phú Thái cho hay.
Cùng quan điểm trên, tại tọa đàm, ông Nguyễn Trọng Hiệu, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, mỗi doanh nghiệp khi có ý tưởng kinh doanh đã phải xác định được chiến lược kinh doanh của mình là gì, phát triển sản phẩm gì, bên cạnh đó phải có cả niềm đam mê vào sản phẩm mình kinh doanh.
Còn theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, doanh nghiệp phải chọn được sản phẩm mục tiêu của mình là gì, hướng đến đối tượng khách hàng nào. "Nhưng phải lưu ý, nhiều người chọn sản phẩm giống anh, vậy anh phải tạo ra sự khác biệt của sản phẩm doanh nghiệp mình với các sản phẩm khác. Đó là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp", ông Tuyển nói.