Tuy nhiên,ủngcốđiểmtựatàikhóađểpháttriểnbềnvữket qua tran brazil xu thế hội nhập quốc tế cũng đang tạo ra những thách thức nhất định đối với hệ thống ngân sách, do đó, cần tiếp tục củng cố điểm tựa tài khóa để tạo nên sự phát triển bền vững của Việt Nam trong dài hạn.
Hệ thống thuế ngày càng công bằng và minh bạch
Ngày 17/6, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức hội thảo công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2020 với chủ đề “Củng cố điểm tựa tài khóa cho phát triển”.
Trình bày kết quả nghiên cứu về đặc điểm của thu ngân sách của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, PGS.TS Phạm Thế Anh – Kinh tế trưởng VEPR cho biết, Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi và đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ về tư duy điều hành nền kinh tế. Nhà nước đã có những cam kết ngày càng chặt chẽ trong việc mở cửa thị trường và phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Trong đó, thuế là một trong những lĩnh vực có nhiều cải cách lớn kể từ sau khi mở cửa nền kinh tế và thực hiện đổi mới ở Việt Nam. Nhìn tổng thể, hệ thống thuế hiện tại ở Việt Nam khá tương đồng với các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới.
Đi vào một số khía cạnh cụ thể, PGS.TS Phạm Thế Anh cho biết, xét về quy mô thu ngân sách, thu ngân sách tại Việt Nam đạt bình quân 25,16% GDP trong giai đoạn 2006 - 2019. Tốc độ tăng trưởng của thu ngân sách trong giai đoạn 2006 - 2019 đạt bình quân 12,2%/năm.
Bình quân trong giai đoạn 2006 - 2019, thu ngân sách từ thuế chiếm khoảng 78% tổng thu ngân sách nhà nước. Tổng số thu thuế liên tục tăng với mức tăng bình quân khoảng 11,45%/năm trong giai đoạn 2006 - 2019.
Về tỷ lệ thuế/GDP, tỷ lệ thuế/GDP tại Việt Nam đã giảm từ mức khoảng 22,2% GDP (năm 2006) xuống mức 17,8% GDP (năm 2019). Đặc biệt, so với quốc tế, tỷ lệ thuế/GDP của Việt Nam thấp hơn so với các nước OECD.
Về thu ngân sách ngoài thuế, bình quân giai đoạn 2006 - 2019, thu ngân sách ngoài thuế chiếm khoảng 20,8% tổng thu ngân sách nhà nước. So với GDP, bình quân giai đoạn 2006 - 2019, thu ngân sách ngoài thuế chiếm tỷ trọng 5,2% GDP. Về cơ cấu thu ngân sách, tỷ trọng thuế gián thu trong tổng thu thuế hiện ở mức khoảng hơn 60%, còn thuế trực thu đạt khoảng gần 40%...
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Thiện Trần |
Đặc biệt, theo PGS.TS Phạm Thế Anh, các cải cách thuế lớn của Việt Nam trong những năm gần đây cùng với việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý thuế, cho thấy quyết tâm xây dựng một hệ thống thuế công bằng và minh bạch.
Việt Nam đã có những bước tiến rất tích cực trong việc công khai thông tin về ngân sách. Năm 2019, Việt Nam tăng 14 bậc trong xếp hạng chỉ số công khai minh bạch ngân sách (OBI), đứng thứ 77 trên tổng số 117 nước được xếp hạng. Kết quả này cho thấy những cải thiện nhất định trong việc công khai ngân sách nhà nước tại Việt Nam trong thời gian qua.
Giảm đáng kể ưu đãi thuế dàn trải
Một trong những vấn đề được trao đổi, thảo luận sâu tại hội thảo liên quan đến vấn đề ưu đãi thuế. Cụ thể, theo nhóm nghiên cứu của VEPR, một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới doanh thu thuế tại Việt Nam những năm gần đây đó là cung cấp các ưu đãi thuế, nhất là ưu đãi đối với thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia khi đầu tư vào Việt Nam. Theo đó, nhiều tập đoàn đa quốc gia khi đầu tư vào Việt Nam có thể hưởng mức thuế suất là 10%, thấp bằng một nửa so với mức thuế suất phổ thông 20%...
Trao đổi làm rõ hơn, cụ thể hơn xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế cho biết, các ưu đãi về thuế của Việt Nam có tính chất lịch sử, có những quy định có từ thời kỳ chúng ta còn bị cấm vận, theo đó, có những cam kết với nhà đầu tư nước ngoài từ những năm 1990 – 1991 đến giờ chúng ta vẫn phải thực hiện.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của hệ thống thuế Việt Nam những giai đoạn sau này, chúng ta đã dần dần có nhiều cải cách, đặc biệt trong giai đoạn 2009 – 2013, trong hệ thống chính sách thuế đã có một sự cải cách, điều chỉnh rất quan trọng là thu gọn ưu đãi thuế, mà biểu hiện rõ nhất là không ưu đãi thuế cho đầu tư mở rộng.
Đến giai đoạn năm 2014, Việt Nam lại tiếp tục điều chỉnh các ưu đãi thuế cho minh bạch hơn, biểu hiện là danh mục lĩnh vực ưu đãi, ngành nghề ưu đãi, địa bàn ưu đãi gọn hơn rất nhiều so với những năm trước 2005.
Đến giai đoạn hiện tại, chính sách thuế đã khoanh lại chỉ còn ưu đãi tập trung cho công nghệ cao, công nghệ mới, nông nghiệp nông thôn, với danh mục rất cụ thể được quy định trong Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
"Trong những giai đoạn tiếp theo, ngành Thuế sẽ tiếp tục báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để có thể có những điều chỉnh tiếp theo trong những đợt sửa các luật thuế sắp tới, theo hướng tiếp tục quyết tâm xây dựng một hệ thống thuế công bằng và minh bạch" - ông Phụng chia sẻ.
Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản lý thuế
Nhằm hướng tới một hệ thống thuế minh bạch, công bằng và hiệu quả, làm điểm tựa cho sự phát triển bền vững của Việt Nam trong dài hạn, nhóm nghiên cứu VEPR đã đưa ra một số khuyến nghị chính sách chính.
Trước hết, Việt Nam cần tiếp tục xây dựng một hệ thống ngân sách minh bạch, tuân thủ những chuẩn mực quốc tế trong vấn đề hạch toán, công bố và giám sát ngân sách. Đồng thời, Việt Nam cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hạn chế vi phạm và đảm bảo tính minh bạch trong công tác quản lý thuế và ngân sách.
Thứ hai, Việt Nam cũng cần tiếp tục rà soát và tái cấu trúc hệ thống ưu đãi thuế, để hướng tới môi trường kinh doanh công bằng, tạo điều kiện cho nhiều cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động kinh tế, đóng góp vào quá trình đổi mới sáng tạo, tích lũy tri thức trong nền kinh tế. Đồng thời, Việt Nam cần hợp tác với các quốc gia trong khu vực để hình thành cơ chế chung trong khu vực về ưu đãi thuế, tránh trường hợp các quốc gia trong khu vực chạy đua ưu đãi thuế để thu hút đầu tư dẫn đến phá vỡ cấu trúc thuế tại mỗi quốc gia.
Thứ ba, trong những năm qua Việt Nam đã nỗ lực trong việc hình thành và củng cố hành lang pháp lý về quản lý thuế, tiến gần hơn đến các chuẩn mực quốc tế về gia tăng tính minh bạch và chống trốn và tránh thuế. Trong giai đoạn tiếp theo, Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản lý thuế.
Bên cạnh đó, Việt Nam nên nhanh chóng nghiên cứu và áp dụng các biện pháp chống trốn và tránh thuế hiện đang áp dụng ở các nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là các quy định trong Chỉ thị chống tránh thuế (ATAD) đang được áp dụng ở các nước thành viên của EU, hoặc các biện pháp theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế như Chương trình Chống xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận (BEPS) hay Mạng lưới công bằng thuế toàn cầu… Bên cạnh đó, việc tăng cường công tác thanh kiểm tra, tăng mức xử phạt và nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ thuế cũng rất cần thiết nhằm đảm bảo việc tuân thủ thuế của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần tăng cường triển khai thực hiện các quy định quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Điều này sẽ góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và chống thất thu cho ngân sách nhà nước…../.
Diệu Thiện