【kqbd costa rica】Vùng nước mặn nhất thế giới, nơi nước không đóng băng dù nhiệt độ
Vùng nước Don Juan chỉ có độ sâu 10,ướcmặnnhấtthếgiớinơinướckhocircngđoacutengbăngdugravenhiệtđộkqbd costa rica16 cm. Ảnh: O.C
Theo trang Oddity Central, với độ sâu chỉ 10,16 cm, ao Don Juan trông giống một vũng nước lớn hơn là một cái ao thực sự. Tuy nhiên, vùng nước này đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ, kể từ khi được phát hiện vào năm 1961.
Chỉ là một vũng nước nhỏ, nhưng nhiệt độ ở đây có thể giảm xuống -58 độ C. Một phân tích nhanh cho thấy hàm lượng muối của ao nước này chỉ ở khoảng 40%. Để so sánh, các đại dương trên thế giới có độ mặn trung bình là là 3,5%. Hồ Great Salt có hàm lượng muối dao động từ 5 đến 27%, thậm chí Biển Chết nổi tiếng cũng chỉ có 34% muối.
Vùng nước mặn nhất thế giới này nằm sâu trong một thung lũng ở một trong những môi trường khô hạn nhất trên Trái đất, nơi không bao giờ mưa và hiếm khi có tuyết. Một số vũng khác trong khu vực này được bao phủ bởi lớp băng rắn dày vài mét, nhưng vùng nước giàu canxi clorua của Don Juan rất hiếm khi đóng băng. Các nhà khoa học giải thích rằng muối đã làm giảm khả năng đóng băng của nước, bằng cách di chuyển giữa các phân tử và ngăn chặn sự hình thành mạng tinh thể băng.
Một trong những bí ẩn lớn nhất của ao Don Juan là nguồn gốc của nó. Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học tin rằng ao nước sâu đến mắt cá chân này liên tục được cung cấp năng lượng bởi nước ngầm sủi bọt lên bề mặt.
Tuy nhiên, khoảng một thập kỷ trước, các nhà địa chất Jay Dickson và James Head của Đại học Brown đã chỉ ra rằng nước mặn rất có thể do khí quyển. Bằng cách lắp đặt camera, họ đã có thể chứng minh rằng muối trong đất của Thung lũng khô McMurdo hút độ ẩm từ không khí thông qua một quá trình gọi là tan chảy. Những loại muối giàu nước này sau đó nhỏ giọt xuống ao Don Juan, hòa lẫn với nước tan chảy từ tuyết và băng.
Một điều hấp dẫn khác về ao Don Juan là vùng nước cực mặn này có khả năng chứa các dạng sinh vật cực nhỏ. Khả năng sự sống tồn tại trong môi trường khắc nghiệt này cũng là gợi ý cho thấy sự sống từng tồn tại trên các hành tinh như Sao Hỏa.
“Chắc chắn có sinh vật sống ở gần ao này và một số bằng chứng về hoạt động sinh học trong ao nước này. Những sự sống này có thể được giải thích bằng quá trình phi sinh học. Sao Hỏa cũng có rất nhiều muối và từng có rất nhiều nước”, nhà địa chất Dickson giải thích.
Video khám phá thung lũng khô McMurdo ở Nam Cực (Nguồn Youtube):
相关推荐
- Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- Trao quyết định chuẩn y chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
- Hình ảnh Tổng bí thư, Chủ tịch nước tiếp các Đại sứ đến trình Quốc thư
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 4
- 4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- Bộ đội Biên phòng Quảng Bình có Chỉ huy trưởng mới
- Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Lào
- Triển lãm ảnh và ra mắt sách Không ảnh Đảo và bờ biển Việt Nam của Giản Thanh Sơn