Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày tờ trình dự ánluật. Một trong những điểm mới trong thực hiện dân chủ tại doanh nghiệplà người lao động được quyết định mức đóng các loại quỹ xã hội,ườilaođộngđượcquyếtđịnhmứcđóngquỹxãhộitừthiệntạidoanhnghiệbảng xếp hạng series a quỹ từ thiện tại doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết thông tin trên khi trình Quốc hội dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, sáng 27/5.
Mục đích xây dựng luật này, theo tờ trình là hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; tiếp tục khẳng định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, Nhân dân là người chủ của đất nước.
Luật cũng bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động và trách nhiệm giải trình của chính quyền cơ sở, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Tràcho biết, Dự thảo Luật gồm 7 chương, 74 điều, có nhiều điểm mới so với các quy định hiện hành về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Như, quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trong đó bổ sung quy định về ủy quyền thực hiện dân chủ ở cơ sở; quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và nghĩa vụ kịp thời phản ánh, kiến nghị, báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Về thực hiện dân chủ trong cơ quan, đơn vị, bà Trà cho biết Dự thảo Luật có các điểm mới, gồm: bổ sung các hình thức công khai thông tin, lấy ý kiến thông qua hệ thống thông tin nội bộ, đăng trên cổng, trang thông tin của cơ quan, đơn vị. Dự thảo quy định theo hướng có sự phân biệt về nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục cán bộ, công chức, viên chức kiểm tra và giám sát. Bổ sung hình thức giám sát thông qua hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, đơn vị theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Với thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp, điểm mới là Dự thảo Luật bổ sung nội dung người lao động được quyết định mức đóng các loại quỹ xã hội, quỹ từ thiện tại doanh nghiệp; quy định theo hướng có sự phân biệt về nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục người lao động kiểm tra và người lao động giám sát; bổ sung một số nội dung hiện đang được thực hiện theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (hình thức quyết định, kiểm tra, giám sát; một số nội dung người lao động được kiểm tra, giám sát...).
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng báo cáo Quốc hội, trong quá trình xây dựng, trình dự án Luật, còn có ý kiến khác nhau liên quan đến việc quy định về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp trong dự án Luật này. Loại ý kiến thứ nhất: đề nghị dự án Luật quy định một chương riêng về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ tại các loại hình doanh nghiệp, trong đó quy định một số đặc thù đối với doanh nghiệp nhà nước.
Loại ý kiến thứ hai: đề nghị dự án Luật không quy định về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp.
Chính phủ thống nhất với loại ý kiến thứ nhất. Trên cơ sở đó, dự thảo Luật quy định một chương (Chương IV) về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp, trong đó quy định chung về công khai thông tin tại doanh nghiệp, về người lao động tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát trong mọi loại hình doanh nghiệp; đồng thời, bổ sung một số quy định đặc thù áp dụng với doanh nghiệp nhà nước, như: các nội dung công khai tại doanh nghiệp nhà nước; hình thức người lao động giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân tại doanh nghiệp nhà nước.
Thẩm tra dự án luật, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Về việc thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban tán thành trong Luật có một chương riêng quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ tại các doanh nghiệp (trong đó bao gồm cả hợp tác xã và tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động), đồng thời có một số nội dung quy định đặc thù đối với doanh nghiệp nhà nước bởi đây là các tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng các nguồn lực công nên có những đặc điểm, yêu cầu riêng về tổ chức, quản lý, kiểm soát không giống như các doanh nghiệp thông thường khác.
Việc Luật quy định sâu hơn về thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo cơ chế để người lao động tại doanh nghiệp thực hiện quyền làm chủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực đầu tưcủa Nhà nước, kiểm soát tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung vào dự thảo Luật các quy định chi tiết, cụ thể hơn thể hiện rõ đặc thù trong việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước, nhất là về các nội dung người lao động được tham gia ý kiến, được bàn bạc, quyết định và kiểm tra để tạo cơ sở pháp lý cho người lao động ở các doanh nghiệp này thực hiện quyền làm chủ một cách thực chất, có hiệu quả.
顶: 5155踩: 66
【bảng xếp hạng series a】Người lao động được quyết định mức đóng quỹ xã hội, từ thiện tại doanh nghiệp
人参与 | 时间:2025-01-10 01:52:58
相关文章
- Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- Nợ xấu của ABBank là 2,75%
- Mòn mỏi chờ khai thông xuất khẩu cá tra sang Brazil
- Tự chứng nhận xuất xứ: Còn e dè và lo ngại
- Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- Khởi tố 2 đối tượng phát tán tin nhắn 'rác' đánh bạc, mại dâm
- Thanh tra Chính phủ: Đề nghị giám sát dư nợ 1.699 tỷ đồng của Bitexco
- Vẫn nhiều sai phạm trong thực hiện bảo hiểm xã hội
- Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
- Bắt hai nhân viên trạm kiểm dịch vòi tiền chủ xe tải chở lợn ở Hà Tĩnh
评论专区