“Với người Tày,ềSuốiĐocircivuixuacircncugravengđồlịch thi đấu của đức Nùng định cư trên vùng đất mới cách quê hương cũ hơn 2.000km đến hội xuân như được trở về nguồn cội. Già trẻ, gái trai đều rộn ràng tham gia ngày hội với mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, công việc suôn sẻ, gia đình mạnh khỏe, bình an” - ông Lục Thượng Hằng, người có uy tín trong đồng bào ở ấp Suối Đôi chia sẻ.
KHÔI PHỤC LỄ HỘI
Bà Đàm Thị Yến (1950) là một trong những người Tày đầu tiên đến lập nghiệp ở ấp Suối Đôi. Bà Yến kể: “Thời gian đầu, hầu hết kinh tế các hộ trong ấp đều khó khăn. Quanh năm đầu tắt mặt tối làm lụng chỉ để lo cái ăn, cái mặc nên không có điều kiện cho cuộc sống tinh thần. Bây giờ, đời sống ổn định, chúng tôi đang khôi phục lại một số phong tục tập quán, lễ nghi của người Tày, Nùng để con cháu nhớ về tổ tiên. Từ 27-28 tết, các gia đình đã dọn nhà cửa, làm thịt heo, gói bánh chưng, bánh khảo, chè lam... chuẩn bị đón tết. Theo bà Yến, đêm giao thừa không thể thiếu mâm cơm cúng tổ tiên. Người Tày, Nùng cũng ăn tết trong 3 ngày và đi thăm hỏi, chúc tết người thân, hàng xóm.
Đánh cù (bông dụ) hấp dẫn ở sự khéo léo của người chơi khi giật dây thả con cù xuống quay tròn