Buổi làm việc đầu tiên của Đoàn giám sát - (Ảnh: Quochoi.vn) |
Liên tục từ hôm nay (1/3) đến 4/3,ĐoàngiámsátcủaQuốchộilàmviệcvớiBộvềcôngtácquyhoạkết quả hạng 2 đức hôm nay Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành" sẽ làm việc với 6 Bộ, gồm Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài Nguyên và Môi trường; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Các buổi làm việc do Trưởng đoàn giám sát, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì.
“Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành" là một trong hai chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2022.
Kết quả giám sát bước đầu cũng đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong phiên họp tháng 2/2022 vừa qua, khi tiến độ việc lập quy hoạch quá chậm. Thời điểm giữa tháng 2/2022 mới có 4/38 ngành đã được phê duyệt, 1/6 vùng đang chờ phê duyệt và 62/63 tỉnh mới phê duyệt nhiệm vụ, chậm 2 năm so với kế hoạch của Chính phủ.
Sau đó vài ngày, Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, cũng chính là quy hoạch tỉnh đầu tiên xây dựng theo quy định của Luật Quy hoạch được thông qua.
Trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có 4 vị Thứ trưởng trong số 6 Bộ nói trên (trừ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương) được mời làm rõ thêm các vấn đề liên quan.
Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về công tác quy hoạch cũng như được giao nhiều nhiệm vụ liên quan đến quy hoạch ngành quốc gia và các thủ tục liên quan đến các quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, khối lượng công việc của Bộ tương đối nhiều. Tuy nhiên, Bộ cũng rất cố gắng và đảm bảo được tiến độ để gửi báo cáo cho Đoàn giám sát.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng nêu 3 nguyên nhân chính dẫn đến tiến độ quy hoạch chậm, mà không thể giải quyết được ngay trong một sớm, một chiều.
Thứ nhất, đội ngũ tư vấn để xây dựng quy hoạch theo phương pháp mới vừa thiếu và lại vừa yếu. Ông Phương phản ánh, trong quá trình xây dựng quy hoạch tỉnh, các địa phương rất khó tìm tư vấn và trong thời hạn nhất định thì một tư vấn chỉ có đủ năng lực đảm bảo công việc cho khoảng từ 5 đến 6 tỉnh.
Nguyên nhân thứ hai, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh, đối với công tác quy hoạch mới thì đội ngũ tư vấn về cơ bản chưa làm bao giờ. Do vậy, vừa thiếu về kiến thức vừa thiếu về kinh nghiệm nên phải vừa làm vừa học hỏi, vừa rút kinh nghiệm. Do vậy, quá trình này mất rất nhiều thời gian và kéo theo hệ lụy thứ hai liên quan đến quá trình triển khai các thủ tục để thẩm định, trình, phê duyệt các quy hoạch.
"Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan Thường trực của Hội đồng thẩm định các quy hoạch tỉnh, mỗi một địa phương trình một hồ sơ quy hoạch để thẩm định là cả một ô tôtài liệu. Mỗi một lần gửi hồ sơ để xin ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định và các chuyên gia, để đọc được khối lượng hồ sơ như vậy là mất rất nhiều thời gian và thông thường kể từ khi nhận được hồ sơ trình thẩm định cho đến khi nhận được đầy đủ ý kiến để có thể tổ chức được cuộc họp hội đồng mất khoảng từ 3 đến 6 tháng, đây là một việc rất bất cập và không có cách nào để có thể cải thiện được ngay lập tức", ông Phương cho biết.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nói thêm là dự kiến trong thời gian tới, nhất là với sự quyết liệt của Chính phủ trong năm 2022, nếu đồng loạt trong vòng một tháng mà 10 tỉnh gửi hồ sơ về thì sẽ quá tải đối với cả hệ thống quản lý nhà nước cũng như hệ thống chuyên gia khi góp ý vào các quy hoạch của địa phương.
Nguyên nhân thứ ba được ông Phương nêu là về nguồn lực. Bởi công tác quy hoạch là rất mới và rất khó, đòi hỏi một định mức chi phí rất cao, mà định mức của quy định nhà nước thì không thể đáp ứng được yêu cầu.
Theo kế hoạch, sáng 4/3 Đoàn giám sát của Quốc hội sẽ làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.