Khắc phục tồn tại trong công tác cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính | |
Thẩm quyền trong thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính | |
Thời hạn ra quyết định xử phạt và thời hạn tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là bao lâu?ồntạicầnkhắcphụctrongcôngtácthihànhquyếtđịnhxửphạthànhchíbxh vietnam v league |
Theo đó, thứ nhất, trong công tác theo dõi, đôn đốc, một số đơn vị không kịp thời, không thường xuyên, liên tục; cá biệt có trường hợp không theo dõi, đôn đốc và không cưỡng chế thực hiện quyết định xử phạt.
Thứ hai, quyết định xử phạt áp dụng biện pháp khắc phục buộc tái xuất tang vật vi phạm nhưng quá thời hạn quy định tang vật vi phạm không tái xuất được, nhiều đơn vị không ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 128/2020/NĐ-CP mà chỉ có văn bản đôn đốc tổ chức vi phạm thực hiện việc tái xuất.
Công chức Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm tranh thủ ôn luyện kiến thức. Ảnh: T.Bình. |
Thứ ba, việc tiêu hủy tang vật vi phạm theo các quyết định xử phạt của chủ tịch UBND cấp tỉnh tại một số đơn vị còn chậm, không kịp thời hoặc không lưu biên bản tiêu hủy tang vật trong hồ sơ vụ việc.
Thứ tư, một số đơn vị việc theo dõi, đôn đốc thi hành quyết định xử phạt không do bộ phận tham mưu về công tác xử phạt vi phạm hành chính thực hiện mà được giao cho bộ phận theo dõi, đôn đốc thu nợ của đơn vị. Tuy nhiên, do không có sự kết nối giữa các bộ phận này nên bộ phận tham mưu công tác xử phạt vi phạm hành chính không nắm được tình hình thi hành quyết định xử phạt (đã thi hành hay chưa thi hành, đã áp dụng các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nào?), các chứng từ đôn đốc, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt không được lưu trong hồ sơ xử phạt, không đảm bảo tính xuyên suốt và đầy đủ của hồ sơ xử phạt, chưa phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính về trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt (do bộ phận tham mưu về công tác xử phạt đảm nhiệm) trong việc theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Thứ năm, nhiều hồ sơ không có chứng từ xác nhận tang vật vi phạm đã tái xuất, không có chứng từ thể hiện tang vật đã được tiêu hủy, không lưu biên lai thu tiền phạt, không đảm bảo căn cứ để xác định Quyết định xử phạt đã được thực hiện. Cá biệt có trường hợp lưu giấy biên nhận thu tiền phạt do đơn vị phát hành, không có biên lại nộp tiền vào Kho bạc nhà nước lưu trong hồ sơ, không phù hợp với quy định về việc thu tiền phạt tại chỗ theo quy định tại Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Cuối cùng có trường hợp ra quyết định cưỡng chế sai thẩm quyền (Quyết định xử phạt của chủ tịch UBND cấp tỉnh, cục trưởng cục hải quan ra quyết định cưỡng chế thi hành), dẫn đến quyết định cưỡng chế bị khiếu nại.