Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông nghiệp chủ lực của cả nước,ếtliệtxửlphnbngiả7m tỷ lệ kèo châu á do đó hàng năm nông dân sử dụng một lượng lớn phân bón. Thế nhưng, tình trạng phân bón giả, kém chất lượng... ngày càng phổ biến khiến nông dân không biết đâu mà lường. Không ít hộ gặp cảnh “tiền mất tật mang” bởi mùa màng thất thu vì phân bón giả.
Khó phân biệt phân bón giả
Là nông dân làm lúa nhiều năm, thế nhưng ông Lê Văn Xuân, ở xã Vị Bình, huyện Vị Thủy (Hậu Giang), nhìn nhận là khó phân biệt được đâu là phân bón thật và phân bón giả. Ông Xuân cho hay: “Gần 15 công ruộng, mỗi năm canh tác 3 vụ nên lúc nào cũng mua phân bón. Nhìn bao bì bên ngoài thì công ty nào cũng làm mẫu mã tương tự nhau, trong khi chất lượng bên trong thì làm sao nông dân biết được khi nhìn bằng mắt thường. Có trường hợp mua phân về rải xuống ruộng và lúa lên không tốt thì mới nghi ngờ là phân bón giả hoặc kém chất lượng”. Đồng cảnh ngộ trên, ông Đặng Văn Lòng, ở xã Tân Thành, huyện Lai Vung (Đồng Tháp), tâm sự: “Vùng này chuyên canh quýt đường và quýt hồng đặc sản nên nhà nào cũng có nhu cầu sử dụng phân bón. So với làm lúa thì canh tác vườn khó hơn rất nhiều. Do đó, trước vấn nạn phân bón giả tràn lan đã khiến nông dân lo ngại, bởi sử dụng nhầm, lỡ vườn cây bị ảnh hưởng sẽ mất trắng mấy năm dài mới khôi phục lại được”.
Ngành chức năng khuyến cáo nông dân nên mua phân bón của công ty uy tín để tránh bị giả.
Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang cho biết, lực lượng chức năng đã từng phát hiện nhiều vụ phân bón giả trên địa bàn, đa phần là phân NPK do những đơn vị không có tên tuổi sản xuất. Cũng do không tên tuổi nên họ tung “chiêu” khuyến mãi là mua vài chục bao phân sẽ cho đi “du lịch” Đà Lạt, Vũng Tàu… Song song đó, họ còn liên kết với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để làm hội thảo, giới thiệu sản phẩm nhằm tạo niềm tin cho nông dân. Một số người nhẹ dạ nhảy vào sẽ bị dính bẫy. Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công thương thành phố Cần Thơ, cho hay: “Khi đi kiểm tra thì ngành chức năng phát hiện những trường hợp phân bón giả có màu bên ngoài nhưng bên trong là… đất sét. Do đó, nông dân rải xuống ruộng sẽ không tan. Qua tìm hiểu, phân bón giả, kém chất lượng thường được các đơn vị bán cho những đại lý cấp 2, cấp 3 ở các vùng sâu, vùng xa với giá thấp. Khi đại lý “gom hàng” thì họ đem cất nơi khác, tới khi nông dân “mua thiếu” thì họ chở đến giao. Nông dân thường mua phân “tới vụ trả tiền” nên thiếu cảnh giác, vì thế dễ gặp phân bón giả hoặc kém chất lượng”.
Cần giải pháp đồng bộ
Kỹ sư Lê Văn Đá, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kiên Giang, cho biết: “Bình quân nông dân sử dụng khoảng 400kg phân bón các loại/ha/vụ thì Kiên Giang cần một lượng phân bón rất lớn bởi diện tích canh tác lúa hơn 700.000ha mỗi năm. Tình trạng phân bón giả, kém chất lượng có xảy ra và có nghe nông dân phản ánh, tuy nhiên việc kiểm tra xử lý vô cùng khó khăn. Cần thấy rằng, các cơ sở làm phân bón giả, kém chất lượng thì họ làm ban đêm, trộn phân với nhau, in bao bì nhái nhãn hiệu để bán cho nông dân. Khi nông dân phát hiện báo cho cơ quan chức năng thì phải thành lập đoàn liên ngành mới xuống kiểm tra được. Chúng ta vừa đi kiểm tra thì họ thông báo cho nhau “tẩu tán” hết, khó bắt được? Chưa kể lực lượng kiểm tra quá mỏng, trong khi địa bàn rộng nên khó xử lý triệt để được”. Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Trà Vinh cho rằng, thời gian qua tỉnh quyết liệt kiểm tra và xử lý nạn phân bón giả, bởi tình trạng này càng phổ biến thì người chịu thiệt đầu tiên là nông dân. Ngoài ra, những doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng bị vạ lây.
PGS.TS Mai Thành Phụng, chuyên gia nông nghiệp, cảnh báo: “Phân bón giả không chỉ khiến nông dân mất tiền mà còn làm ảnh hưởng năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm, giảm màu mỡ của đất, gây ô nhiễm môi trường; đồng thời ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Phân bón giả còn làm mất uy tín nông sản trên thương trường quốc tế, bởi tạo ra sản phẩm kém chất lượng, thiếu tính cạnh tranh. Vì vậy, đấu tranh phòng chống phân bón giả, kém chất lượng cần được làm mạnh hơn”. Theo PGS.TS Mai Thành Phụng, cần có biện pháp quản lý việc lưu thông phân bón từ gốc, trong đó vai trò các đại lý là quan trọng, bởi hầu hết nông dân mua phân bón thông qua đại lý. Nếu đại lý nào hám lợi thì nông dân khốn đốn ngay. Bên cạnh đó, cần tổ chức lại sản xuất lúa từ nhỏ lẻ sang mô hình “cánh đồng lớn”. Khi vào “cánh đồng lớn” sẽ liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ, hợp đồng trực tiếp với công ty cung ứng vật tư để mua phân bón số lượng lớn, từ đó tránh được phân giả, kém chất lượng, mà giá cả cũng có lợi hơn. Ngoài ra, cần đẩy mạnh tuyên truyền để nông dân phân biệt đâu là phân giả, kém chất lượng; kêu gọi mọi người tố giác phân giả… “Muốn đẩy lùi phân giả, kém chất lượng thì phân thiệt, phân chất lượng phải nhiều lên. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất lớn, uy tín cần mở rộng mạng lưới kinh doanh, phân phối để nông dân tiếp cận dễ dàng”, PGS.TS Mai Thành Phụng đề xuất.
Ông Nguyễn Hồng Vinh, Ủy viên HĐQT Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, phân bón Phú Mỹ) cho biết, ở vùng ĐBSCL công ty đã xây dựng hàng chục đại lý cấp 1 và hàng trăm cửa hàng cấp 2 nhằm đưa sản phẩm Đạm Phú Mỹ cung ứng cho toàn vùng. Công ty có quy định chế tài nếu đại lý này chuyển hàng sang nơi khác sẽ bị phạt; đồng thời loại bỏ đại lý đó nếu phát hiện gian lận. Bên cạnh nhà máy sản xuất Đạm Phú Mỹ công suất 800.000 tấn/năm thì PVFCCo đầu tư nhà máy NPK Phú Mỹ công suất 250.000 tấn/năm nhằm thay thế cho các sản phẩm nhập khẩu và đa dạng sản phẩm phục vụ nông dân tốt hơn…
Bài, ảnh: HƯNG TÂN