【tỷ số lens】Mừng hay lo?
Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào đại học năm 2019 giảm rất mạnh, thấp hơn nhiều so với 2018, 2017 và nhiều năm về trước. Cụ thể, cả nước có hơn 886.000 thí sinh đăng ký dự kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia 2019, trong đó có 279.001 thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, không thi đại học (chiếm 27,8%). Con số này năm 2018 là 25,7% và 2017 là 25%. Tại sao số lượng học sinh không còn mặn mà với các trường đại học lại tăng lên nhiều như vậy?
Nói về điều này, nhiều chuyên gia về giáo dục cho rằng, việc học sinh chọn con đường không học đại học cho tương lai của mình đang là xu thế, khi hiện nay thực tế đang chứng minh rằng còn có nhiều cách khác để thành công, để làm giàu, mà còn giàu nhanh chóng hơn con đường vào đại học.
Các chuyên gia giáo dục đã gợi ý và hy vọng rằng với một lượng lớn học sinh phổ thông ra trường không chọn con đường vào đại học, cơ hội cho các trường nghề, trường cao đẳng sẽ rộng mở và Việt Nam sẽ sớm hết cảnh “thừa thầy, thiếu thợ”. Cũng như vậy, sẽ hết cảnh “tréo ngoe”: doanh nghiệp tuyển người có bằng đại học, cao học về để làm văn thư, công nhân kỹ thuật; cử nhân, thạc sỹ chấp nhận học thêm một khóa để tham gia vào lực lượng lao động giản đơn chỉ vì… không xin được đúng ngành nghề.
Trên thực tế hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên chỉ yêu cầu có các kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc mà không quan tâm tới bằng cấp – đây là một tín hiệu đáng mừng.
Tuy nhiên, với hàng trăm nghìn học sinh đã rời mái trường trung học phổ thông, bước ra trường đời với nhiều bỡ ngỡ, nếu không có sự hướng nghiệp, sự quan tâm tận tình của các tổ chức, gia đình và xã hội, thì chưa chắc con đường vào đời của các em sẽ đến được thành công. Nhiều em sẽ chỉ thấy những tấm gương “sâu bít” là thần tượng để học theo, cho dù phải trả bất cứ giá nào.
Nhiều em sẽ thấy việc bán hàng qua mạng, hay làm Vlog là cách kiếm tiền nhanh chóng và nhiều nhiều em nữa, sẵn sàng ra nhập “đội quân” vận chuyển, “síp” hàng đang dày đặc màu áo xanh, áo đỏ trên phố…
Với cách tư duy “ngắn”: học chỉ là để kiếm tiền và để kiếm được tiền thì không cần học nhiều, mệt não, nhiều bạn trẻ đã mất đi sự ham học, cầu tiến.
Thực tế đã chứng minh con đường vào đại học không phải là con đường duy nhất để thành đạt, nhưng nếu như thiếu một sự định hướng ở tầm vĩ mô, có thể mục tiêu tăng số lượng thí sinh cho các trường nghề chưa chắc đã đạt được.
Như vậy, liệu Việt Nam có tận dụng được cơ hội vàng về sức lao động từ những người trẻ, nhiệt huyết, có trí tuệ hay không? Liệu đất nước có phát triển mạnh và bền vững hay không?
Kim Thanh
(责任编辑:La liga)
- Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
- Quốc hội quyết GDP 2024 tăng từ 6
- Lệ Nam nhờ vào sức mạnh nội tại đọ sắc cùng Nam Em
- Nhan sắc Việt 2021 tăng vọt vượt bậc, lọt Top 42 BXH toàn cầu
- Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- Không còn là 'hoa hậu giản dị', Đỗ Mỹ Linh sở hữu BST túi hiệu khủng c
- In tư đối thủ khiến đại diện Việt Nam ở Mister Supranational dè chừng
- Hà Anh chê bai team Mâu Thủy vì nội bộ lục đục
- Microsoft sắp phát hành bộ lập trình cho kính thực tế ảo HoloLens
- Gỡ khó Chương trình phục hồi: Đề xuất giảm cho vay ưu đãi, tăng hỗ trợ việc làm
- Chính phủ sắp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về cải cách thủ tục hành chính
- Đỗ Nhật Hà dẫn đầu bình chọn tại Miss Universe VN
- Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- Á hậu Hoàng My giải thích lý do 'cười cợt' Phạm Hương
- Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- Lâm Đồng lập và điều chỉnh 3 chương trình phát triển đô thị
- Hải Dương thông qua 16 nghị quyết thúc đẩy phát triển kinh tế
- Phú Yên: Công nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế
- Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- Minh Tú luyện kĩ năng catwalk cho Trân Đài