Tạp chí National Interest bình luận về sự kiện này bằng cách nhắc đến nguy cơ từ việc bùng phát “Chiến tranh Triều Tiên lần thứ 2”. Một bài viết trên tạp chí này nhấn mạnh: “Xung đột trên bán đảo Triều Tiên do kết quả của những biện pháp quân sự phủ đầu mà Mỹ tiến hành sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng với Washington và các đồng minh của Mỹ trong khu vực”. Tác giả của bài viết còn chỉ ra rằng nếu Triều Tiên không thể sử dụng vũ khí hạt nhân,ĐònnắngânampquotMỹkq các trận đấu hôm nay thì nước này vẫn đủ sức dùng tên lửa thông thường tấn công gây thiệt hại cho hàng trăm nghìn binh sĩ và nhân viên dân sự Mỹ hiện đang ở Hàn Quốc và Mỹ.
Tuy nhiên, Phó Giáo sư John Delury, hiện làm việc tại khoa Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Yonsei, cho rằng khó có khả năng Triều Tiên tiến hành một cuộc tấn công thực sự hoặc Mỹ không kích phủ đầu quốc gia này. Theo ông, tuyên bố của Triều Tiên chủ yếu là một lời cảnh báo đối với Washington rằng tên lửa của họ có thể nhắm thẳng tới các mục tiêu trong khu vực, chứ không phải là dấu hiệu báo trước một cuộc tấn công thực sự. Ông nói: “Nếu Triều Tiên thực sự đang lên kế hoạch để tấn công phủ đầu hoặc bất ngờ phóng tên lửa tới Guam, chúng ta sẽ không thấy tin tức đó xuất hiện trên truyền thông đại chúng của họ… Điều này cho thấy chúng ta cần theo dõi sát sao những lời đe dọa của họ”.
Trong khi đó, nếu Mỹ muốn không kích Triều Tiên, họ cần phải có được sự hậu thuẫn của Hàn Quốc, bởi Triều Tiên nhiều khả năng sẽ trả đũa nước láng giềng phía Nam và lực lượng quân đội gồm 600.000 binh sĩ này. Ông Delury nói: “Đó là điều mà Mỹ không thể làm nếu thiếu sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ và người dân Hàn Quốc, và hiện rõ ràng là chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Hàn Quốc sẽ ủng hộ lựa chọn quân sự để giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Trong khi đó, chuyên gia về hạt nhân của Mỹ - ông Siegfried Hecker - người đã từng nhiều lần tới thăm các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên, cho rằng hiện quốc gia này chưa sở hữu hệ thống vũ khí đủ sức nhấn chìm đảo Guam trong biển lửa, như những gì mà họ đe dọa. Ông nói: “Mối đe dọa thực sự là nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân mà không ai ngờ tới do việc hiểu lầm hoặc do những tính toán sai. Những tuyên bố thù hận của cả hai bên khiến nguy cơ này càng tăng cao. Đã đến lúc họ cần dịu giọng”. Ông Hecker cho rằng Triều Tiên không có những vũ khí hạt nhân tân tiến như của các cường quốc hạt nhân khác như Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc hay Pháp.
Theo dữ liệu từ vụ phóng hồi tháng 5 vừa qua, tên lửa Hwangsong-12 có tầm bắn trong khoảng từ 4.000-7.000km, trong khi đó, giới phân tích cho rằng tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng Musudan có tầm bắn ước tính là 3.500km, đủ sức tấn công hầu hết các mục tiêu tại châu Á và Thái Bình Dương. Sau nhiều lần thất bại, tháng 6/2016, Triều Tiên đã thử nghiệm thành công tên lửa Musudan và vẫn đang tiến hành nghiên cứu phát triển các tên lửa phóng từ tàu ngầm.
Giới phân tích bình luận tên lửa Pukguksong-2 đã tăng cường đáng kể năng lực vũ khí của Triều Tiên bởi đây là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, giúp chúng di chuyển nhanh hơn và khó bị radar phát hiện hơn các loại tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng thông thường. Triều Tiên miêu tả đây là loại "tên lửa chiến lược tầm trung và tầm xa" - khái niệm mà họ cũng dùng với tên lửa tầm trung Hwasong-12. Một số chuyên gia Hàn Quốc cho rằng loại tên lửa này đủ sức tấn công Guam, song sau vụ việc hồi tháng 5, giới chức quốc phòng Hàn Quốc ước tính tầm bắn của Pukguksong-2 là vào khoảng 2.000km, nghĩa là tên lửa này có thể tấn công các căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản, chứ không thể tấn công Guam.