Đầu tư mạnh cho hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những hướng đi của Đại học Huế
TheĐạihọcHuếthănghạngtrênbảngxếphạngChâuÁtrận đấu psm makassaro đại diện Ban Khoa học Công nghệ và Quan hệ Quốc tế ĐH Huế, so với vị trí 451 - 500 ở các kỳ xếp hạng 2019 và 2020; vị trí 401 - 450 ở các kỳ xếp hạng 2021 và 2022, thứ hạng châu Á của ĐH Huế đang được cải thiện dần, trong bối cảnh bảng xếp hạng này có quy mô ngày càng lớn (số cơ sở giáo dục ĐH được xếp hạng tăng từ 557 năm 2020 lên 760 trong xếp hạng ĐH năm 2023).
Không chỉ về thứ hạng chung, các chỉ số xếp hạng QS Asia đã cho thấy sự thăng tiến đều đặn của ĐH Huế qua những kỳ xếp hạng gần đây. Đơn cử, từ chỗ nằm ở nhóm 10% cuối bảng năm 2019, ĐH Huế đã vượt lên thuộc nhóm nửa trên bảng xếp hạng năm 2023.
Thứ hạng của ĐH Huế trên bảng xếp hạng ĐH châu Á do tổ chức QS công bố trong 5 năm gần đây(Nguồn: ĐHH)
Trong kỳ xếp hạng 2023, ĐH Huế có 3 tiêu chí có thứ hạng châu lục tăng so với QS Asia 2022, đặc biệt tiêu chí uy tín với nhà tuyển dụng (Employer Reputation) đứng thứ 170 châu Á và tiêu chí mạng lưới nghiên cứu quốc tế (International Research Network) đứng thứ 195 châu Á.
Xét về điểm số cho từng tiêu chí xếp hạng, ĐH Huế có 4/11 tiêu chí có điểm số tăng so với năm 2022, trong đó có 2 tiêu chí tăng mạnh là số bài báo trên một giảng viên (tăng 1,6 lần) và mạng lưới nghiên cứu quốc tế (tăng 1,5 lần). Khi xem xét kết quả hoạt động thông qua các chỉ số thống kê của QS, hầu hết các chỉ số của ĐH Huế đều tăng rõ qua từng năm.
Việt Nam có 11 cơ sở giáo dục ĐH được xếp hạng trong QS Asia 2023, dẫn đầu là Trường ĐH Tôn Đức Thắng, tiếp theo là Trường ĐH Duy Tân, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Huế....
Tin, ảnh: Hữu Phúc