Báo Hải quan số 97 |
Để cái bắt tay giữa FDI và doanh nghiệp nội chặt hơn
Xu thế dịch chuyển đầu tư FDI sang các nước khác, trong đó có Việt Nam, là cơ hội để kinh tế trong nước và khu vực FDI có cái bắt tay chặt hơn. Tuy nhiên, sự liên kết giữa doanh nghiệp nội và khu vực FDI vẫn còn nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu đến từ sự rụt rè của doanh nghiệp trong nước.
Cục Kiểm tra sau thông quan: Chủ công đấu tranh chống gian lận xuất xứ
Là đơn vị được giao chủ công trong thực hiện kế hoạch cao điểm chống gian lận xuất xứ hàng hóa của Tổng cục Hải quan, thời gian qua Cục Kiểm tra sau thông quan đã kịp thời nghiên cứu thu thập thông tin, xác định những rủi ro về gian lận giả mạo xuất xứ và bước đầu đã ngăn chặn được tình trạng lợi dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết với các nước, đặc biệt là Mỹ, để thực hiện hành vi vi phạm xuất xứ hàng hóa Việt Nam.
Hải quan Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp gặp khó do Covid-19
Thấu hiểu khó khăn các DN nhập khẩu nguyên liệu gặp phải do thiếu nguyên liệu sản xuất, thiếu hụt nguồn cung từ phía Trung Quốc; hoạt động giao thương, vận tải bị tắc nghẽn, đình trệ…, Hải quan Quảng Ninh đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng hành, hỗ trợ.
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Chặn vụ xuất lậu phế liệu ngụy trang bàn ghế
Với mục đích xuất khẩu trái phép 2 container phế liệu là bo mạch điện tử, doanh nghiệp đã nguỵ trang bằng cách khai báo trên tờ khai hải quan hàng xuất khẩu là bộ bàn ăn bằng gỗ cao su. Thủ đoạn tinh vi này đã bị Cục Hải quan TPHCM phát hiện và đang xem xét để khởi tố vụ án hình sự.
Nợ công vẫn còn dư địa lớn trước khi tính đến phương án nâng trần
Trước tác động của dịch Covid-19, Chính phủ đang tính đến việc tăng tỷ lệ nợ công thêm 2-3%. Đây là điều cần thiết để có thêm nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn. Tuy nhiên, theo tính toán của Bộ Tài chính, việc bồi đắp hiệu quả dư địa tài khóa đã tích lũy trong những năm đầu giai đoạn đã đảm bảo các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2020 trong giới hạn an toàn, do đó việc tăng trần nợ công sẽ được cân nhắc kỹ để đảm bảo mục tiêu giữ vững an ninh tài chính quốc gia, bền vững nợ.
Nghịch lý nhà ở xã hội: Cầu cao - cung thấp, vì đâu?
Bài 2: “Mỏ vàng” bị hờ hững?
Khi nhu cầu về nhà ở xã hội rất cao nhưng nguồn cung hạn chế, rõ ràng đây là “mỏ vàng” để các DN tận dụng khai thác. Lí do gì khiến các DN không hào hứng?
TP Hồ Chí Minh: Đặt mục tiêu lớn cho giải ngân vốn đầu tư công
Với gần 42.000 tỷ đồng vốn đầu tư công được phân bổ, trong năm 2020, TPHCM đặt ra mục tiêu phải hoàn thành 100% phần việc và hoàn thành giải ngân trên 95% vốn.
Cơ sở nào xét ưu đãi thuế nhập khẩu đối với hàng phục vụ dự án đầu tư?
Thời gian qua Tổng cục Hải quan đã tiếp nhận và giải đáp nhiều thắc mắc của hải quan địa phương và doanh nghiệp liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá tạo tài sản cố định của các dự án có được hưởng ưu đãi thuế hay không.
“Mây đen" đại dịch kéo đến, hàng không lỗ nặng
Giai đoạn nửa cuối năm 2020 dự báo đặt ra nhiều thách thức cho các hãng hàng không trong nước khi sự hồi phục đối với hoạt động vận tải hàng không toàn cầu còn nhiều bất định. Tất cả phụ thuộc vào diễn biến thực tế của bệnh dịch, khả năng kiểm soát bệnh dịch và điều chế vắc xin, các biện pháp kiểm soát nhập cảnh, đi lại của các Chính phủ và tình hình kinh tế vĩ mô…
“Ông lớn" sân bay cố gắng không lỗ
Năm 2020, Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) cố gắng không lỗ nhưng cũng là thách thức rất lớn trong thời gian tới. ACV dự kiến tổng lượng khách qua 21 cảng hàng không năm nay giảm 41% so với năm ngoái còn 69,2 triệu lượt. Lượng hàng hóa cũng giảm 13% còn 1,34 triệu tấn, lượt cất hạ cánh giảm 29% vì Covid-19. Việc không có khách quốc tế cộng với tâm lý lo ngại của người dân về dịch Covid-19 tại Việt Nam sẽ còn tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Cách nào vượt qua Stress mùa dịch?
Đại dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, đời sống xã hội mà còn khiến một bộ phận người dân thường xuyên có tâm trạng bất an. Để vượt qua đại dịch, bản thân mỗi người cần phải giữ một tâm thế vững vàng để đối diện với khó khăn cả chủ quan và khách quan.
Thị trường ô tô: Đau đầu chờ Ngâu
Chưa năm nào diễn biến thị trường ô tô lại khó đoán định và nhiều khó khăn như năm 2020 khi mà 6 tháng đầu năm lượng xe tiêu thụ chỉ đạt 107.183 xe, sụt giảm 31%, bất chấp các thương hiệu đua nhau giảm giá xe, tung ra các mẫu xe mới. Tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhiều dự đoán cho rằng giá xe có thể tiếp tục giảm, doanh số khó tăng trưởng, nhất là đã đến thời điểm tháng Ngâu- tháng tiêu thụ xe thấp nhất trong năm.
Bờ vực sụp đổ hay ngã rẽ của Liban?
Và nhiều tin bài chất lượng khác!