Buôn bán vũ khí toàn cầu đang tiếp tục tăng hằng năm,n bsoi kèo bóng đá nữ mexico hôm nay với công bố từ các tập đoàn xuất khẩu vũ khí và thiết bị đi kèm. Dẫn đầu là Mỹ và Nga.
Ngày 17-12, Ấn Độ ký hợp đồng mua 47 máy bay chiến đấu Sukhoi của Nga, nâng tổng số máy bay Sukhoi của nước này sở hữu lên 272 chiếc |
Theo Pravda.ru, năm 2011 giá trị xuất khẩu vũ khí của Nga hơn 10 tỉ USD, tăng 1 tỉ USD so với năm 2010. Trong khi đó, theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Mỹ vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, với 30% số vũ khí được chuyển giao trong thời gian 2006-2010, 44% đến châu Á và Đại Tây Dương.
Châu Á nhập khẩu nhiều vũ khí nhất
Thị trường Bắc Phi, đặc biệt là Libya, chiếm tỉ lệ quan trọng trong tổng giá trị doanh thu của Nga.
Các đối tác quan trọng khác là Ấn Độ, Trung Quốc và Algeria. Nga cũng rất tích cực tại các thị trường Brazil, Venezuela, Indonesia, Malaysia, Syria và Việt Nam. Chiếm khoảng 50% doanh thu vũ khí của Nga là mặt hàng máy bay, chủ yếu máy bay chiến đấu Su và MiG. Các mẫu Su-30 rất được thị trường Đông Nam Á ưa chuộng với các khách hàng như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và Malaysia. Ngoài ra là các thiết bị phòng vệ trên không, vũ khí và thiết bị cho hải quân.
Trung Quốc và Ấn Độ là hai khách hàng lớn nhất của Nga về các loại khí tài cho hải quân. Trung Quốc ưa chuộng các loại vũ khí trên không, còn Ấn Độ ưa chuộng xe tăng Nga. Tổng số đơn hàng trong ba năm tới của hai nước này dành cho Nga trị giá 36 tỉ USD.
Theo SIPRI, trong năm năm qua Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm 9% tổng thương mại toàn cầu từ 2006-2010. Nga đã cung cấp 82% số vũ khí Ấn Độ đặt mua. Bốn nước châu Á khác nằm trong số năm nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Trung Quốc và Hàn Quốc cùng chia nhau vị trí thứ hai, kế tiếp là Pakistan. Trong tổng số vũ khí mà Pakistan nhập có 45% là máy bay chiến đấu từ Mỹ và Trung Quốc, tăng 128% so với thời gian năm năm trước.
Với Mỹ, tổng doanh thu từ vũ khí, thiết bị quân sự và dịch vụ đi kèm trong năm tài khóa 2011 là 34,8 tỉ USD, theo Phòng hợp tác quân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ. Những năm gần đây, doanh thu của Mỹ ổn định và ở mức trên 30 tỉ USD. Bloomberg cho biết năm 2011 nước này đặt mục tiêu thu về 46 tỉ USD.
Thế giới ngầm
Andrew Feinstein, trong cuốn sách đang gây dư luận vừa xuất bản tháng 11-2011 Thế giới ngầm (The shadow world), đã mô tả đường đi nước bước, mánh khóe của ngành buôn bán vũ khí toàn cầu, gồm cả hợp đồng của các chính phủ phương Tây cho các nước khác, cũng như các thương vụ đổi súng lấy kim cương với châu Phi. Theo ông, trung bình mỗi năm doanh thu từ buôn bán vũ khí (tính tất cả, từ vũ khí hủy diệt hàng loạt tới các loại vũ khí nhỏ và hạng nhẹ) là 60 tỉ USD và lĩnh vực này gây ra 40% nạn tham nhũng trong thương mại toàn cầu.
Nghiên cứu của ông cho thấy dù các chính phủ và các nhà thầu lập luận rằng các thương vụ giữa hai chính phủ là “sạch”, nhưng thực tế lại là nguồn gốc cho các vụ tham nhũng lớn và tiếp tay đắc lực cho các thương vụ vũ khí trong thị trường đen và bất hợp pháp. Các chuyên gia điều tra, báo chí và cơ quan công tố rất khó lần ra được manh mối của các hoạt động buôn bán vũ khí bất hợp pháp, vì những tay buôn khí giới trên thị trường đen đều núp bóng đằng sau các lực lượng hợp pháp để hoạt động.
(Theo TTO)