CN Cty CP Trường Thịnh “vây” xe của TGĐ để đòi lương.
“Vũ khí cuối cùng” cũng vô hiệu
Như báo Lao Động đã thông tin,ộcdoanhnghiệpphảitrảlươngchongườilaođộngThiếucơchếhiệuquảkeonhaccai từ 24.7 đến nay, Cty này phải đóng cửa và gần 250 CN bỗng rơi vào cảnh không tiền lương, việc làm, không BHYT, BHXH, BHTN. Để đòi lại quyền lợi của mình, tập thể CN nhiều lần phải sử dụng “vũ khí cuối cùng” là đình công nhưng cũng không ăn thua.
Khốn khổ hơn, 9 tháng qua, gần 20 LĐ tại Cty CP địa ốc Sài Gòn M&C đã không được trả đồng lương nào. Chủ tịch CĐ Cty CP địa ốc Sài Gòn M&C Đào Anh Đạt bức xúc cho biết: “Dù Cty đã không trả lương cho nhân viên 9 tháng qua, nhưng TGĐ không có lệnh nào thông báo Cty ngừng hoạt động và vẫn chỉ đạo cho bộ phận bảo vệ điểm danh, nên hằng ngày chúng tôi vẫn phải đến Cty”. Điều oái oăm là, theo xác nhận của nhiều nhân viên ở Cty này từ hai tháng qua, TGĐ không đến trụ sở làm việc và nhân viên, thậm chí phó TGĐ cũng không thể liên hệ với TGĐ. Dù CĐ đã nhiều lần có văn bản nhắc nhở TGĐ trả lương cho NLĐ và kêu cứu nhiều nơi, nhưng đến nay gần 20 con người vẫn sống trong cảnh bị “bỏ đói”.
Khởi kiện hay khiếu nại đều lâu
Pháp luật lao động hiện hành quy định, ngay cả trong trường hợp đặc biệt, DN cũng không được trả lương cho NLĐ chậm quá 1 tháng. Cả hai trường hợp DN nói trên đều vượt quá hạn định nhiều lần. Để bảo vệ quyền lợi của mình (đòi lương), NLĐ phải thực hiện theo quy trình khiếu nại hoặc khởi kiện đến cơ quan chức năng để giải quyết. Thế nhưng, trình tự của hai quy trình này đều rất tốn thời gian.
Về khiếu nại, trước hết, NLĐ phải khiếu nại đến chính NSDLĐ, nếu sau 30 ngày mà không được giải quyết hay giải quyết không thoả đáng mới được khiếu nại đến thanh tra lao động. Khi đó, thanh tra lao động vào giải quyết, mới ra quyết định xử phạt hành chính và yêu cầu Cty phải trả lương cho NLĐ. Như vậy, thời gian dành cho quy trình này là rất lâu, đó là chưa kể nhiều trường hợp DN ỳ ra, không đóng cả tiền xử phạt hành chính lẫn không trả lương cho NLĐ. Ông Đào Anh Đạt cho biết, cuối năm 2013, Cty CP địa ốc Sài Gòn M&C nợ lương 4 tháng, CĐ Cty có văn bản đề nghị UBND TPHCM hỗ trợ giải quyết. Từ chỉ đạo của UBND TP, Thanh tra Sở LĐTBXH TPHCM đã vào cuộc và sau đó NLĐ đã nhận được lương. Nhưng lần này, CĐ cũng đã “kêu cứu” đến UBND TPHCM, nhưng mọi việc vẫn giậm chân tại chỗ.
Còn nếu khởi kiện, trước hết cần phải hoà giải. Nếu hoà giải không thành hoặc hoà giải thành nhưng không được thực hiện thì mới được kiện ra toà. Mà thời gian nhanh nhất của một vụ kiện kể cả sơ thẩm lẫn phúc thẩm, thi hành án cũng tốn vài tháng, thậm chí hằng năm. Mà NLĐ còn phải bận rộn lo kiếm sống, nên cũng rất khó khăn nếu theo đuổi vụ kiện.
Luật gia Trần Phi Đại (Cty luật Thiện Việt, TPHCM) nhận xét: “Các quy định để giải quyết về việc DN nợ lương của NLĐ đã có, nhưng trình tự còn kéo dài và chưa hiệu quả. Trong khi đó, tiền lương lại gắn trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của NLĐ. Điều này cho thấy, cần phải có những quy định hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian giải quyết, buộc DN phải trả lương cho NLĐ”.
Theo Lao động