Hội thảo này nhằm nghiên cứu,Đồngthuậnđềxuấtđưaphânbónvàvậttưnôngnghiệpvàodiệnchịuthuếkết quả bóng đák anh hôm nay tổng hợp phân tích, tuyên truyền thúc đẩy việc sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 theo hướng chuyển ngành phân bón và vật tư nông nghiệp từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất hợp lý, để khấu trừ thuế các nguyên vật liệu đầu vào và tăng thuế xuất khẩu ngành phân bón và vật tư nông nghiệp; đồng thời đề xuất các giải pháp, hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thị Thuỳ Dương, Viện Ngân hàng - Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân cho hay, chính sách thuế hỗ trợ cho nông nghiệp đã được thực hiện từ rất lâu tại Việt Nam, trong đó có chính sách thuế GTGT, có những thay đổi để phù hợp với sự phát triển kinh tế qua từng giai đoạn. Tuy nhiên trong quá trình thực thi luật thuế GTGT đã bộc lộ bất cập, đặc biệt là mặt hàng phân bón đưa vào đối tượng không chịu thuế. Tại diễn đàn, làm rõ bất cập nêu trên, TS. Bùi Thị Mến, Học viện Ngân hàng cho hay, liên quan đến vật tư nông nghiệp, cụ thể là mặt hàng phân bón, Quốc hội thông qua Luật 71/2014/QH13 về việc sửa đổi Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, hiệu lực từ ngày 01/01/2015, chuyển phân bón từ đối tượng chịu thuế GTGT 5% sang đối tượng không chịu thuế. Quy định nêu trên đã hỗ trợ giá đầu vào cho nông dân nhưng gây ra hệ quả là do thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT đầu ra nên các doanh nghiệp phân bón trong nước không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào khi mua hàng hóa, dịch vụ. Khi đó, số thuế này phải cộng vào giá thành, làm tăng giá thành sản phẩm (khoảng 5 – 8%), dẫn đến giá phân bón cũng bị tăng theo và do phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng cho sản xuất nông nghiệp (chiếm khoảng 40 - 70% tổng chi phí), nên việc này làm cho giá sản xuất nông nghiệp tăng lên, gây bất lợi cho phân bón Việt Nam so với phân bón nhập khẩu. Trong khi đó, phân bón nhập khẩu không phải nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, nên những năm qua Việt Nam nhập khẩu tương đối nhiều phân bón từ nước ngoài. Nhà nước cũng thất thu do không thu được thuế GTGT với cả hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Chính vì vậy, việc điều chỉnh chính sách thuế GTGT đối với phân bón và vật tư nông nghiệp là cần thiết, phù hợp với tình hình mới.
Làm rõ thêm nội dung này, ông Nguyễn Văn Phụng - Chuyên gia cao cấp về thuế và quản trị doanh nghiệp cho rằng, việc đưa vào diện chịu thuế GTGT với mức thuế suất 5% không chỉ phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế, mà cũng là mở rộng diện chịu thuế, mở rộng cơ sở thuế như mục tiêu Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021 – 2030. Ông Nguyễn Văn Phụng phân tích, sau 8 năm thực hiện, quy định không chịu thuế đã gây khó khăn cho cả nông dân và các doanh nghiệp sản xuất vì 2 lý do. Thứ nhất chúng ta đã hạ dần mức bảo hộ về thuế đối với các mặt hàng này (hạ dần từ trên dưới 10% xuống 0%) và áp thuế GTGT thống nhất giữa hàng nhập khẩu với hàng cùng loại sản xuất trong nước nên hàng nhập khẩu luôn bám theo hàng trong nước để hưởng lợi. Thứ hai, nền kinh tế của ta chuyển dần sang kinh tế thị trường nên giá bán do doanh nghiệp và người mua đồng thuận, khi các doanh nghiệp sản xuất phân bón và máy nông nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào buộc phải cộng vào giá thành, tăng giá bán cho nông dân. Khi đó, doanh nghiệp nước ngoài cộng thêm tỷ lệ % do tâm lý thích hàng nhập khẩu. Kết quả cuối cùng là ngân sách nhà nước giảm thu (do không thu được thuế ở khâu nhập khẩu), doanh nghiệp trong nước và nông dân đều thiệt thòi.
|