【xem bóng đá ý】Thủ tướng đồng ý Hà Nội, TP.HCM cách ly ít nhất đến ngày 22/4
Chủ trì phiên họp Thường trực Chính phủ về phòng,ủtướngđồngýHàNộiTPHCMcáchlyítnhấtđếnngàxem bóng đá ý chống Covid-19 chiều nay, 15/4, trong đó có việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 nữa hay không, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chia làm ba nhóm, nhóm tỉnh có nguy cơ cao, nhóm có nguy cơ và nhóm nguy cơ thấp. Trong đó, 12 địa phương có nguy cơ cao, gồm cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4 tùy tình hình cụ thể dịch bệnh. Thủ tướng nhấn mạnh, 12 địa phương này có thể kéo dài hơn nữa nếu như tình trạng có lây nhiễm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Đưa cuộc sống trở lại với hình bậc thang
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong chỉ đạo chống dịch cần từng bước giảm dần các biện pháp giãn cách xã hội một cách thận trọng, đồng bộ, bước đi phù hợp với từng tỉnh, thành phố và địa phương. Cùng với kiểm soát dịch thì phải thực hiện mục tiêu kép trong phát triển, đó là vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế xã hội.
"Một tinh thần tiếp tục phải được quán triệt là “chống dịch như chống giặc”, giữ yêu cầu khoảng cách xã hội. Thực hiện tốt mục tiêu ưu tiên cao nhất là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Nếu làm điều gì khinh suất, bị động, sẽ xóa đi thành quả to lớn mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã chung sức mang lại thời gian qua. Do đó phải có biện pháp thận trọng, phù hợp để từng bước đưa nhịp sống trở lại với hình bậc thang, tiến tới một giai đoạn khi dịch bệnh bị đẩy lùi thì trở lại bình thường, với yêu cầu phòng dịch chặt chẽ, kịp thời. Bởi chống dịch cần nguồn lực rất lớn và một xã hội ổn định, đảm bảo việc làm và an sinh lâu dài, căn bản"- Thủ tướng nhấn mạnh.
12 tỉnh nguy cơ cao tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16
Cho biết Thủ tướng sẽ có một Chỉ mới triển khai các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng nhấn mạnh chiến lược phòng chống dịch hiệu quả phải bảo đảm duy trì sự liên tục của nền kinh tế ở mức độ nhất định, khơi thông nền kinh tế khi ngăn chặn dịch thành công. Chính phủ kiên định chiến lược ngăn chặn, phát hiện nhanh, cách ly, khoanh vùng, dập dịch hiệu quả. Kiềm chế, kiểm soát tốc độ lây nhiễm ở mức thấp nhất; hạn chế tối đa các ca tử vong, hạn chế tối đa tác động của dịch với kinh tế xã hội, chuẩn bị kịch bản sẵn sàng cho từng cấp độ dịch.
Chính vì vậy, Thủ tướng đồng ý với kiến nghị Ban Chỉ đạo phân loại nguy cơ dịch bệnh của các địa phương dựa trên các tiêu chí tình hình dịch bệnh hiện nay, phân tích dịch tễ học, các yếu tố dân số, giao thông, những nơi có nhiều người nước ngoài đến và kết luận:
"Đồng ý chia làm ba nhóm, nhóm tỉnh có nguy cơ cao, nhóm có nguy cơ và nhóm nguy cơ thấp và thống nhất nhóm này không phải là bất biến. Trong cuộc họp tuần tới Chính phủ sẽ xem lại các nhóm để điều chỉnh. Nhóm nguy cơ cao gồm Bắc Ninh, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Tây Ninh, Hà Tĩnh. Đặc biệt là hai đô thị lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các địa phương này sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4 tùy tình hình cụ thể dịch bệnh. Thủ tướng nhấn mạnh, 12 địa phương này có thể kéo dài hơn nữa nếu như tình trạng có lây nhiễm. Các tỉnh, Thành phố nguy cơ cao đều phải thực hiện các giải pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị 16"- Thủ tướng nói.
Thủ tướng yêu cầu, dù là nhóm có nguy cơ cao, nhưng nhóm này cũng cần quan tâm đến sản xuất, xây dựng hạ tầng, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, tạo thuận lợi cho giao thông.
Nhóm nguy cơ gồm 15 địa phương là Bình Dương, Thái Nguyên, Cần Thơ, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Hải Phòng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp, Sóc Trăng...kết hợp thực hiện tốt Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 đến ngày 22/4. Quyết định tiếp theo sẽ được đưa ra vào ngày 22/4 tùy vào tình hình dịch bệnh.
Nhóm nguy cơ thấp gồm 36 địa phương còn lại. Thủ tướng lưu ý dù nguy cơ thấp nhưng rủi ro lây nhiễm vẫn cao nên cần tiếp tục thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ.
Địa phương có thể quyết định kéo dài Chỉ thị 16
Thủ tướng cũng giao Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cụ thể việc thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp trên địa bàn phù hợp theo các cấp độ mà các Chỉ thị đã nêu. Chủ tịch UBND các địa phương quyết định cụ thể cơ sở kinh doanh cần đóng cửa; chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ công trường, cơ sở sản xuất kinh doanh và yêu cầu ngừng sản xuất kinh doanh nếu cơ sở không đảm bảo việc phòng, chống Covid-19; quyết định đóng cửa những dịch vụ chưa cần thiết, không tụ tập đông người.
Căn cứ vào tình hình thực tế, người đứng đầu địa phương có thể quyết định kéo dài Chỉ thị 16 nếu thấy cần phải kéo dài, nhất là với 12 địa phương thuộc nhóm nguy cơ cao. Việc cách ly xã hội có thể thực hiện theo quy mô cấp xã, cấp huyện tùy theo nguy cơ lây nhiễm trên địa bàn.
Nêu thực tế nhiều nước dịch diễn biến phức tạp, nhiều ca tái nhiễm, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tăng cường các hoạt động trực tuyến, học trực tuyến, thanh tóan trực tuyến, khuyến khích cán bộ làm việc tại nhà. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất kế hoạch học tập của học sinh, sinh viên trong cả nước và thi cử trên tinh thần đảm bảo an toàn cho học sinh. Nếu đảm bảo an toàn thì có thể xem xét cho các em học, nhất là các địa phương thuộc nhóm nguy cơ thấp.
Cùng với đó là tiếp tục kéo dài chính sách kiểm soát xuất nhập cảnh như hiện nay cho đến 30/4. Xem xét giải quyết cho những người Việt Nam ở nước ngoài có yêu cầu cấp thiết và hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về nước nhưng phải duy trì cách ly tập trung bắt buộc đối với người từ nước ngoài vào Việt Nam. Ban Chỉ đạo phối hợp Bộ Giao thông vận tải phương án vận chuyển đón người Việt Nam trở về phù hợp diễn biến dịch bệnh và điều kiện cách ly trong nước.
Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn toàn dân đã khắc phục khó khăn, ủng hộ và thực hiện tốt lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, các biện pháp của Chính phủ, nhất là Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Với phác đồ điều trị hiệu quả, Thủ tướng cho biết, điều đáng tự hào là Việt Nam chưa có ca nào tử vong. Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao các y bác sĩ, lực lượng vũ trang, các nhà khoa học, các doanh nghiệp sản xuất các trang thiết bị y tế và thuốc đã nỗ lực trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Các địa phương trong quá trình phòng, chống dịch vẫn nỗ lực thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Đây là cố gắng lớn để không để nền kinh tế bị đổ gãy, vẫn đạt tăng trưởng 3,82% trong quý 1.
TheoVOV